Chủ tịch WB thúc giục các nước ký hợp đồng mua vaccine Covid-19 ngay

27/02/2021 11:52
Thế giới đang bước vào chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với 231 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ tính tới ngày 27/2...

Trong một bài phát biểu ngày 26/2, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass thúc giục các quốc gia trên thế giới "ký các hợp đồng mua vaccine Covid-19 ngay bây giờ" để sớm có lịch giao hàng. 

Ông Malpass nhấn mạnh, việc khởi động chiến dịch tiêm chủng tại nhiều quốc gia và tìm các kênh vaccine khác nhau là điều vô cùng quan trọng. 

Phát biểu trước các quan chức tài chính nước thành viên G20, Chủ tịch WB cũng kêu gọi sự minh bạch trong hợp đồng được ký kết giữa các bên mua, nhà sản xuất và bên trung gian nhằm đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng toàn cầu và chấm dứt đại dịch.

Thống kê của Bloomberg tới ngày 12/2 cho thấy các quốc gia trên thế giới đã đặt 9,59 tỷ liều vaccine Covid-19 với hơn 130 hợp đồng. Nếu được phân phối đồng đều, con số này đủ để tiêm cho hơn một nửa dân số toàn cầu (hầu hết vaccine cần tiêm 2 liều). Tuy nhiên, điều này không xảy ra. Các nước giàu đã giành được những giao dịch mua vacine khổng lồ và thậm chí đang trên đà tích trữ số vaccine nhiều hơn 1 tỷ liều so với nhu cầu. Do đó, một số quốc gia thậm chí phải chờ tới năm 2022 hoặc muộn hơn mới mua được vaccine. 

Vaccine do công ty AstraZeneca và Đại học Oxford đồng phát triển sớm dẫn đầu đường đua khi nhận được các hợp đồng đặt mua hơn 3 tỷ liều - gấp đôi so với những ứng viên vaccine khác. Tuy nhiên sau đó, các ứng viên khác bắt đầu được đặt mua rộng rãi, bao gồm vaccine do Novavax, Pfizer và BioNTech, và Gamaleya của Nga phát triển. 

Chiến lược mua vaccine của các nước cũng rất khác nhau. Mỹ ký kết thỏa thuận đơn phương với các nhà sản xuất. Trong khi đó, hàng chục quốc gia khác đặt mua vaccine thông qua COVAX - cơ chế "Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa Covid-19". Đây là chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm thúc đẩy phát triển và sản xuất các sản phẩm chẩn đoán và điều trị cùng với vaccine ngừa Covid-19, đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận nhanh chóng, công bằng và bình đẳng trên toàn thế giới. COVAX muốn phân phối 2 tỷ liều vaccine trước cuối năm 2021 cho tất cả các quốc gia, trong đó 50% dành cho 92 nước thu nhập thấp và trung bình.

Bên cạnh đó, tỷ phú Mexico Carlos Slim cũng làm trung gian ký kết một thỏa thuận cung cấp vaccine giá rẻ cho hầu hết các nước Mỹ Latin. 

Sau một thời gian quan sát Mỹ và châu Âu đi đầu trong việc triển khai vaccine ngừa Covid-19, châu Á - khu vực được đánh giá là thành công nhất trong việc kiểm soát virus corona - cũng đã bắt đầu mở chiến dịch tiêm chủng nhằm tiến tới chấm dứt đại dịch. Theo các chuyên gia, các nước châu Á hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước phương Tây về tiến độ tiêm chủng ngừa Covid-19, nhất là những nước có dân số ít hơn. Hàn Quốc đã đặt mục tiêu tiêm cho toàn bộ dân số trước tháng 9, và Australia trước tháng 10, chỉ chậm hơn vài tháng so với những nước đi đầu như Mỹ và Anh.

Theo thống kê của Bloomberg, thế giới đang bước vào chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Tính đến này 27/2, hơn 231 triệu liều vaccine đã được tiêm cho người dân tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tốc độ gần nhất đo được là gần 6,17 triệu liều mỗi ngày. 

Riêng tại Mỹ, khoảng 70,5 triệu liều vaccine đã được tiêm. Số lượng người Mỹ được tiêm ít nhất một liều hiện nhiều hơn so với số người dương tính với Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng phát. Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Mỹ là 21,2 liều trên mỗi 100 dân. 75% số vaccine được phân phối tới các bang đã được sử dụng. 

  • Từ khóa:

Tin mới

Trung Quốc xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý I/2024
22 phút trước
Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010.
Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024
44 phút trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.
Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
7 phút trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Vì sao đấu thầu vàng miếng lại "ế" 13.400 lượng?
38 phút trước
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện sáng nay (23/4) cho thấy các đơn vị dự thầu đều tỏ ra rất thận trọng. Chỉ có 2 đơn vị trúng thấu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng.
Hàng hóa chuyển qua Shopee, TikTok hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế VAT?
23 phút trước
Lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua vì thế cần đặt ra vấn đề có nên miễn thuế VAT hay không.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng ra chỉ thị nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
4 giờ trước
Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trong tháng 5 về giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước - là một trong những nội dung vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ký ngày 21/4/2024.
Hai người đến từ TP HCM cùng nhận giải Jackpot 1 trị giá 314 tỉ đồng của Vietlott
5 giờ trước
Ông H.L và ông H. đều sinh sống tại TP HCM đã nhận thưởng giải Jackpot 1 của Vietlott trị giá 314 tỉ đồng
Phải làm gì khi bị Ransomware tấn công?
7 giờ trước
Tháng 2/2024 được cho là tháng hoàn toàn hỗn loạn trong không gian mạng khi liên tiếp xảy ra các vụ tấn công tống tiền bằng mã độc Ransomware. Thiệt hại kinh tế từ các vụ tấn công mạng và các vụ mất dữ liệu lên tới hàng tỷ đô. Ngay cả các doanh nghiệp lớn được cho là có đầu tư vào an toàn thông tin cũng lúng túng
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%
14 giờ trước
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.