Tiệm bánh rán cô Yến (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hàng ngày luôn tấp nập người mua, cao điểm có ngày tiệm bánh làm ra 10.000 nghìn chiếc mỗi ngày để phục vụ thực khách.
Nếu như bánh cuốn Thanh Trì không nhân, đặc trưng bởi cái trắng muốt, thì quán bánh cuốn gần 40 năm của chị em họ Hoàng lại hút khách bởi vị đậm đà của nhân thịt mộc nhĩ và bát nước chấm vừa miệng.
Mỗi ngày bán hơn 1 tạ bún, chỉ sau một vài năm bán bún riêu Nam Bộ, bà Thủy tậu được đất, mua nhà ở phố cổ Hà Nội.
Dù không biển bảng chỉ dẫn, cũng không có một cái tên cụ thể mỹ miều nào, song từ hàng chục năm nay, nếu là người dân sống quanh khu phố Khương Thượng thì hầu như đều biết đến bún ốc cô Nga.
Nhiều người gọi đây là "bánh bao chảnh" bởi muốn ăn thì phải căn giờ, mà căn được giờ rồi thì vẫn phải chờ, mà đôi khi chờ 2 - 3 hôm mới mua được.
Dù quán lụp xụp, không biển hiệu nhưng hàng chục năm qua, quán cháo giò heo ở TT Ngô Mây (huyện Phù Cát, Bình Định) không chỉ nổi tiếng khắp trong tỉnh mà nhiều du khách phương xa đã ghé thưởng thức.
Nằm trên con đường Hùng Vương sầm uất giữa lòng Đà Nẵng, quán bún chả cá bà Lữ với tuổi đời gần 50 năm luôn là điểm dừng chân quen thuộc của biết bao du khách và "tín đồ mê ẩm thực".
Đang ăn bún phải đứng dậy để nhường đường cho người dân ở khu tập thể đi xuống hoặc lên nhà, dù chật hẹp, bất tiện nhưng quán vẫn đông nghịt khách suốt 30 năm nay, có ngày bán được 600 suất.
Nằm trên tuyến đường vùng ven của TP Đà Nẵng nhưng quán bánh canh cá lóc của 2 vợ chồng người Huế luôn nhộn nhịp khách ra vào, trung bình mỗi buổi sáng quán bán khoảng 350 tô.
Hiện giá tô bún suông đầy đủ ở quán là 80.000 đồng, thêm 17.000 đồng cho một con suông.