10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân

26/10/2018 15:39
Các gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của Đại học Kinh tế Quốc dân được bình chọn là những người nổi bật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học và kinh doanh do chính ngôi trường này bình chọn.

Đại học Kinh tế Quốc dân thành lập năm 1956. Trước khi dùng tên hiện nay, các tên gọi được sử dụng gồm: Trường Kinh tế tài chính (lúc thành lập), Đại học Kinh tế tài chính, Đại Kinh tế kế hoạch.

Ông Ngô Văn Dụ (1947)

Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 1.

Ông sinh ngày 21/12/1947, quê quán tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được cử đi học tại Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân), ông được giữ lại trường làm giảng viên.

Do nhu cầu cán bộ của đất nước, ông Ngô Văn Dụ được cử về công tác tại địa phương. Năm 1996, ông được phân công giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 4 năm 2001, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Sau này ông được bổ nhiệm lên các chức vụ cao cấp như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Ông Nguyễn Đức Kiên (1948)

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc Hội

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 2.

Ông Kiên vốn sinh ra tại Gia Lộc - Hải Dương. Ông là sinh viên lớp Vật Giá – khóa 10, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch, nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trong sự nghiệp của mình, ngoài vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII, ông Nguyễn Đức Kiên còn là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam.

GS. TS Đỗ Hoài Nam (1949)

Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 3.

Ông Nam vốn quê ở Bắc Ninh. Ông là cựu sinh viên lớp Kinh tế Công nghiệp – Khóa 8, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Vốn là người ham học hỏi, những giải thưởng nghiên cứu khoa học xuất sắc thời sinh viên đã đình hình con đường sự nghiệp sau này của GS. TS Đỗ Hoài Nam.

Ông nguyên là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2001-2006) và X (2006-2011), đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng. Ông cũng nguyên là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2011. Hiện GS Đỗ Hoài Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội.

GS. TS. Lê Hữu Nghĩa (1947)

Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 4.

GS. TS Lê Hữu Nghĩa xuất thân từ Quảng Ngãi. Rời quê hương miền Trung, Ông ra Hà Nội tham gia Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại trường làm công tác giảng dạy ở Bộ môn Triết (nay là Khoa Lý luận chính trị).

Được sự điều động của Đảng và Nhà nước, ông Nghĩa được cử đi học ở nước ngoài, rồi về công tác ở các Ban của Đảng. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

TS. Somphao Phaysith (1954)

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 5.

Sau khi học tập, công tác ngành ngành ngân hàng tại Lào, ông Somphao Phaysith đã đăng kí học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bảo vệ tốt nghiệp xong luận án Tiến sỹ ngành ngân hàng, TS Somphao Phaysith quay về Lào tiếp tục công tác ở vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Lào.




Ông Dương Công Minh

Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 6.

Ông Minh vốn là cựu sinh viên lớp Vật giá – Khóa 22, Khoa Vật giá (nay là Khoa Marketing) và là một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Việt Nam. Ông chủ tập đoàn Him Lam cũng vốn xuất thân từ quân nhân, từ năm 1984-1993 ông Minh công tác tại công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng.

Cơ duyên dẫn ông Minh đến với con đường bất động sản là sự kiện phải bán nhà để trả nợ cho thương vụ xuất nhập khẩu trái cây bị lỗ của công ty TNHH thương mại Him Lam thủa ông mới lập nghiệp.

Ông Trần Đình Long

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 7.

Ông Long là một người con của đất Hải Dương. Ông vốn là cựu sinh viên chuyên ngành Toán Kinh tế của Trường.

Tốt nghiệp Đại học, sau khi bôn ba khắp chốn trong và ngoài nước, ông Long đã chọn ngành Thép làm tiền đề cho sự nghiệp của mình.

Tiền thân của tập đoàn Hòa Phát là công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát thành lập năm 1992. Dưới sự lãnh đạo của ông, Hòa Phát đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực thép xây dựng, ống thép, nội thất văn phòng...

Ngoài ông Long, 4 thành viên HĐQT khác của Hòa Phát cũng từng học tại Đại học Kinh tế quốc dân, là các ông Trần Tuấn Dương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Doãn Gia Cường, Nguyễn Ngọc Quang và Tạ Tuấn Quang.

Ông Vũ Văn Tiền

Tập đoàn Geleximco

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 8.

Sinh năm 1959 và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện Tiền Hải, Thái Bình. Năm 1978, khi đang học năm thứ nhất, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ông Tiền được tổng động viên vào quân ngũ. Trong môi trường quân đội, ông được điều chuyển về Đại học Kỹ thuật Quân sự, phân hiệu II TP. Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Quân sự, ông xin xuất ngũ rồi trở về học tiếp Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân).

Với tư duy kinh tế nhạy bén, sau gần chục năm đầu quân cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp, năm 1992, ông Vũ Văn Tiền xin ra ngoài để thành lập công ty tư nhân.

Geleximco là tập đoàn tư nhân lớn tại Việt Nam với tiền thân ban đầu là hình thức công ty TNHH thành lập năm 1993 hoạt động trong các ngành công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng và công nghệ thông tin.

Bà Nguyễn Thị Nga

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG

10 gương mặt doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng từng một thời thanh xuân học tập trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh 9.

Bà Nguyễn Thị Nga là người Hà Nội, sinh năm 1955, tốt nghiệp lớp Kế hoạch- K19 trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân) và đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nga, thường được gọi là Madam Nga, là người từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á.

Bà Nga đã tạo dựng được một cơ nghiệp đồ sộ khi sở hữu tập đoàn đa ngành BRG, nắm giữ nhiều tại sản lớn như Ngân hàng SeABank, 2 khách sạn do Hilton quản lý tại Hà Nội, 3 sân golf đi kèm với những khu nghỉ dưỡng, đồng thời là cổ đông chủ chốt tại Intimex Hà Nội, doanh nghiệp Nhà nước có khối bất động sản giá trị cao.


Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
4 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
4 giờ trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
4 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
5 giờ trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Báo Mỹ mong chờ sự thể hiện của VF 3 tại các thị trường quốc tế
5 giờ trước
Kỷ lục 28.000 cọc mẫu xe VF 3 chỉ trong 66 giờ đã gây ấn tượng với truyền thông quốc tế, điều này hứa hẹn mẫu mini SUV nhà VinFast trở thành “bom tấn” tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.