10 năm trước, bỏ phố về quê, thu nhập sẽ giảm đi một nửa, hiện có còn như vậy không?

25/02/2023 07:50
Năm 2012, thu nhập bình quân ở nông thôn đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng, còn khu vực thành thị đạt 2,989 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, nếu bỏ thành thị về nông thôn, thu nhập sẽ giảm đi một nửa vào năm 2012.

Theo dữ liệu Niên giám Thống kê, trong giai đoạn 2012 - 2021, thu nhập bình quân khu vực thành thị và nông thôn đã thay đổi đáng kể. Cụ thể, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt 2,989 triệu đồng/người/tháng năm 2002 tăng lên đạt 5,388 triệu đồng/người/tháng năm 2021. Như vậy, thu nhập bình quân khu vực thành thị đã gấp 1,8 lần trong giai đoạn 2012 – 2021.

Đồng thời, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng năm 2002 tăng lên đạt 3,486 triệu đồng/người/tháng năm 2021. Như vậy, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đã gấp 2,3 lần trong giai đoạn 2012 – 2021.

Trên thực tế, mặc dù thu nhập thành thị vẫn cao hơn khu vực nông thôn nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người qua các năm ở giai đoạn 2012-2021 của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Cụ thể, tăng trưởng thu nhập khu vực thành thị đạt khoảng 13,3%/năm và khu vực nông thôn đạt khoảng 19,1%/năm.

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng trong cả giai đoạn 2002-2021. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân khu vực thành thị giảm trong 2 năm 2020 và 2021.

Xét riêng trong năm 2021, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt khoảng 4,205 triệu đồng, giảm khoảng 1,1% so với năm 2020. Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 đạt 9,184 triệu đồng cao gấp 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1), với mức thu nhập đạt 1,152 triệu đồng.

Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2021 theo giá hiện hành so với năm trước của một số vùng trên cả nước đều giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng giảm 1,1%; vùng Đông Nam Bộ giảm 3,8%; vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 4,2%. Ở chiều ngược lại, thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2021 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 3,4%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 2,6%; vùng Tây Nguyên tăng 1,4%.

Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng, các nhóm thu nhập có sự chênh lệch. Vùng Đông Nam Bộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất (đạt 5,79 triệu đồng), gấp 2,04 lần thu nhập bình quân đầu người thấp nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,84 triệu đồng). Thu nhập bình quân đầu người một tháng của nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất đạt 9,2 triệu đồng, gấp 8,8 lần nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất (1,15 triệu đồng).

Hệ số GINI (theo thu nhập) của Việt Nam năm 2021 là 0,374, thấp hơn GINI giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,4 và cao hơn mức 0,373 của năm 2020 nhưng vẫn ở mức bất bình đẳng trung bình.

Mức độ bất bình đẳng ở nông thôn là 0,374 cao hơn mức 0,335 ở khu vực thành thị. Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI cao tương ứng là 0,428 và 0,418, vùng có hệ số GINI thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,322).

Chi tiêu theo giá hiện hành bình quân đầu người một tháng của cả nước năm 2021 đạt 2,89 triệu đồng, tăng 13,5% so với năm 2018, trong đó chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở khu vực nông thôn đạt 2,4 triệu đồng, tăng15,2%; khu vực thành thị đạt 3,8 triệu đồng, tăng gần 8%.

Thực tế, thu nhập ở cả thành thị và nông thôn đều có xu hướng tăng và hệ số chênh lệch giữa hai khu vực này đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2012, thu nhập khu vực thành thị gấp 2 lần thu nhập khu vực nông thôn. Đến năm 2021, thu nhập khu vực thành thị chỉ còn gấp 1,5 lần thu nhập khu vực nông thôn . Như vậy, hệ số chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực đã giảm đi trong giai đoạn 2012-2021.

Tuy nhiên, mức chênh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa hai khu vực đã tăng lên theo thời gian. Cụ thể, năm 2012, chênh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân giữa khu vực thành thị và nông thôn là 1,5 triệu đồng/người/tháng, thì đến năm 2021 đã lên đến 1,902 triệu đồng/người/tháng.

Tin mới

Chuyên gia khuyến nghị: Người dùng iPhone nên làm điều này để máy chạy mượt hơn!
9 giờ trước
Đây là một trong những nguyên khiến iPhone hao phí công suất, hoạt động không mượt mà.
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
5 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ổn định. Vụ Hè Thu ở khu vực này đã đến nhưng sản lượng chưa cao. Trong khi nhu cầu gạo vẫn lớn đẩy giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ.
Doanh nhân Hải Phòng tiếp tục mang Porsche 911 Dakar 'phượt' Trung Quốc: Hành trình gần 11.000km, không kế hoạch, hết visa thì về
4 giờ trước
Sau khi kết thúc chuyến "phượt" lần thứ 2 này, đồng hồ công tơ mét của chiếc xe Porsche 911 Dakar sẽ cán mốc 50.000 km, dù mua xe chưa đầy 1 năm.
‘Hyundai, Kia cần đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam để tránh phụ thuộc Trung Quốc và bị Mỹ áp thuế nặng’
3 giờ trước
Hyundai-Kia đang tìm cách mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc như một biện pháp phòng ngừa quy định mới có thể được chính phủ thông qua. Đáng chú ý, cái tên Việt Nam cũng được nhắc đến.
Quả dừa Việt Nam có nhiều tiềm năng xâm nhập thị trường Philippines
3 giờ trước
Philippines có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công suất.

Tin cùng chuyên mục

Không cần bằng lái, đây là những mẫu xe tay ga giá rẻ, sành điệu và cá tính nhất hiện nay
2 giờ trước
Nhờ thiết kế trẻ trung, năng động, những mẫu xe này được lòng rất nhiều chị em và các bạn trẻ.
Từ "hiện tượng mạng" Thích Minh Tuệ: Những "bữa tiệc" view và vấn nạn tung hô quá đà của Youtuber, TikToker
9 giờ trước
Một số Youtuber, TikToker, Facebooker đang làm quá lên về ông Thích Minh Tuệ - người được dư luận quen gọi là "sư Minh Tuệ" hay "sư Thích Minh Tuệ".
Mũ bảo hiểm kém chất lượng tràn lan trên vỉa hè Hà Nội
10 giờ trước
Các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán tràn lan trên vỉa hè Hà Nội với giá thành rẻ, chỉ từ 30.000 đồng/chiếc, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người sử dụng.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
14 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?