6 năm sau câu nói kinh điển "ngu gì không làm thép" của ông Lê Phước Vũ: May mà Hoa Sen không làm thép!

01/11/2022 13:50
Hoa Sen từng lên kế hoạch thực hiện dự án Cà Ná, tạo ra 16 triệu tấn thép mỗi năm. Tuy nhiên, dự án này đã bị yêu cầu tạm dừng để tính toán kỹ nhu cầu thị trường thép trong nước và thế giới.

"Ngu gì không làm thép"

Cách đây 6 năm, vào tháng 9/2016, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường với khán phòng không còn một chỗ trống.

Nội dung chính của đại hội khi đó là lấy ý kiến cổ đông bàn về dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Siêu dự án Cà Ná lúc bấy giờ được cho là có tổng vốn đầu tư 10 tỷ USD, tạo ra 16 triệu tấn thép mỗi năm.

Tại đại hội này, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hoa Sen từng có câu nói gây xôn xao dư luận: "Nhìn Hòa Phát quý vừa rồi lời đến 2.000 tỷ đồng, 80% là từ thép, thì ngu gì không làm ".

 6 năm sau câu nói kinh điển ngu gì không làm thép của ông Lê Phước Vũ: May mà Hoa Sen không làm thép! - Ảnh 1.

Thế nhưng, dự án Cà Ná của ông Vũ không được thực hiện. Cuối năm 2016, dự án Cà Ná được Bộ Công Thương đưa vào dự thảo Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025 và định hướng năm 2035, nhưng sau đó bị loại bỏ.

Giữa năm 2017, Thủ tướng cũng yêu cầu tạm dừng dự án để tính toán kỹ nhu cầu thị trường thép trong nước và thế giới, đồng thời làm rõ một số vấn đề liên quan tới môi trường, công nghiệp và thiết bị.

Đến năm 2020, Hoa Sen đã chính thức rút khỏi dự án, sau khi chuyển nhượng 100% vốn góp/cổ phần tại 2 công ty con quản lý dự án Cà Ná.

Trong cái rủi có cái may

Nhìn vào diễn biến của ngành thép năm 2022, có thể nói rằng "may mà Hoa Sen không làm thép", bởi ngành thép cả trong nước và thế giới đều đang trải qua những khó khăn chưa từng thấy.

Ngay từ đầu năm, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đã đưa ra cảnh báo sự "thê thảm" của ngành thép.

Đến hiện tại, những điều ông Long cảnh báo đều đã được chứng thực, khi các doanh nghiệp đồng loạt công bố kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý 3/2022 vừa qua, như Hòa Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng, Pomina lỗ 716 tỷ đồng, VNSteel lỗ 535 tỷ đồng, Nam Kim lỗ 419 tỷ đồng, SMC lỗ 188 tỷ đồng, Vicasa lỗ 24 tỷ đồng, Thủ Đức lỗ 23 tỷ đồng, Tisco lỗ 23 tỷ đồng, HMC lỗ 15 tỷ đồng và Hoa Sen cũng lỗ tới 887 tỷ đồng.

Vẫn có một số doanh nghiệp báo lãi, nhưng con số lợi nhuận đều rất khiêm tốn, chỉ dưới 10 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến ngành thép "thê thảm" xuất phát từ nhiều yếu tố.

Ở trong nước, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn khi tín dụng siết chặt còn tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đang ở mức rất thấp.

Trên thế giới, căng thẳng giữa Nga - Ukraine, chính sách zero Covid của Trung Quốc và lạm phát tăng cao cũng khiến nhu cầu tiêu thụ giảm sâu và giá thép đi xuống.

Trong khi giá thép giảm, giá các nguyên liệu để làm ra thép lại tăng cao, đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần.

Những yếu tố này đã khiến lượng cung của ngành thép vượt xa so với lượng cầu, dẫn tới tồn kho ngành thép tăng cao. Chính vì thế, thời gian gần đây nhiều nhà máy thép trong nước đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, cho công nhân làm việc luân phiên.

Nếu như Siêu dự án thép Cà Ná vẫn được triển khai, con số thua lỗ của Hoa Sen trong quý 3/2022 có lẽ sẽ không dừng ở mức 887 tỷ đồng.

 6 năm sau câu nói kinh điển ngu gì không làm thép của ông Lê Phước Vũ: May mà Hoa Sen không làm thép! - Ảnh 2.

Tin mới

Phát hiện kho hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá 2 tỉ đồng
28 phút trước
Từ quá trình kiểm tra một xe ôtô giao hàng, Công an tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra kho hàng ở một nhà dân và phát hiện hàng ngàn sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, chứng từ
Vụ dòi bò lúc nhúc trên pate: Chủ tiệm Cột điện quán cơ sở Thái Bình giải trình gì với cơ quan chức năng?
11 phút trước
Làm việc với cơ quan chức năng, chủ quán đã giải trình sự việc và thừa nhận có dòi trên miếng pate. Hiện quán đã đóng cửa, không còn hoạt động.
Nhiều nông sản của Nga đối mặt với nguy cơ mất mùa
11 phút trước
Đợt lạnh và băng tuyết bất thường vào đầu tháng Năm vừa qua đã đe dọa mất mùa lúa mỳ, ngô, củ cải đường và các loại cây trồng khác ở tỉnh Voronezh, Tula, Tambov và Lipetsk của Nga.
Giá vàng thế giới tăng hơn 14% tính từ đầu năm tới nay
1 phút trước
Giá vàng thế giới tăng mạnh trong phiên 10/5, lên chốt phiên cao nhất trong ba tuần, khi số liệu kinh tế của Mỹ gây thất vọng đã làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong năm nay.
Kết quả xác minh vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi
4 phút trước
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, qua kiểm tra tất cả các mẫu từ đất, nước, phân bón, hóa chất... liên quan đến các lô sầu riêng phía Trung Quốc cảnh báo, cơ quan chuyên môn của Cục không phát hiện mẫu nào vượt dư lượng chất cadimi.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.