Ba nước phối hợp kiểm toán nguồn nước lưu vực sông Mekongicon

Kết quả kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong.cho thấy, lượng nước từ thượng nguồn sông về ĐBSCL giảm mạnh, tình trạng xâm nhập mặn tăng, ô nhiễm các kênh rạch,... đã tác động tiêu cực tới khu vực ĐBSCL. 

Kết quả kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong.cho thấy, lượng nước từ thượng nguồn sông về ĐBSCL giảm mạnh, tình trạng xâm nhập mặn tăng, ô nhiễm các kênh rạch,... đã tác động tiêu cực tới khu vực ĐBSCL. 

 

3/6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong gồm Kiểm toán Nhà nước (Ktài nguyên nước) Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, cùng sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật của các chuyên gia đến từ KTNN Malaysia, Indonesia, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF) đã phối hợp kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong.

KTNN cho hay, cuộc kiểm toán triển khai tại 4 Bộ, ngành TƯ gồm Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT và 12 tỉnh, thành thuộc lưu vực sông Mekong, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Hậu Giang, Bến Tre, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.

Ba nước phối hợp kiểm toán nguồn nước lưu vực sông Mekong
Cuộc kiểm toán triển khai tại 4 bộ ngành và 12 địa phương liên quan.

Triển khai từ 3/3-29/4/2021, mục tiêu của cuộc kiểm toán nhằm đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước và việc tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mekong, gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời xem xét, xác định các ảnh hưởng, tác động tiêu cực do việc suy giảm nguồn nước sông Mekong tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

Suy giảm nghiêm trọng nguồn nước

Kết quả kiểm toán chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu, sự gia tăng của việc khai thác, sử dụng nước tại các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông Mekong dẫn đến những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là nơi sinh sống của hơn 17,3 triệu dân, cung cấp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước.

Cụ thể, lượng nước sông Mekong từ thượng nguồn về ĐBSCL năm 2020 giảm 157 tỷ m3 so với năm 2011, cùng với đó lượng phù sa bùn cát năm 2020 cũng giảm tương ứng 14 triệu tấn so với năm 2017 (37%).

Ba nước phối hợp kiểm toán nguồn nước lưu vực sông Mekong
Sông Mekong đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn nước nghiêm trọng

Nhiều địa phương phản ánh sự suy giảm về số loài và số lượng cá thể nhiều loại sinh vật, thủy sản đặc trưng của sông Mekong; đồng thời cũng góp phần dẫn đến tình trạng hàng trăm nghìn lao động phải di dời khỏi địa phương, rời bỏ các công việc truyền thống để tìm kiếm việc làm tại các thành phố, đô thị lớn.

Trên cơ sở kết quả kiểm toán, KTNN đã kiến nghị Ủy ban sông Mekong Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất xây dựng các văn bản/hướng dẫn kỹ thuật về giám sát sử dụng nước trên dòng nhánh; duy trì dòng chảy tối thiểu (trên dòng chính và dòng nhánh sông Mekong).

Đồng thời, đề xuất xây dựng các điều khoản, chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với các bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý và sử dụng nước lưu vực sông Mekong.

Ngoài ra, thúc đẩy Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) thực hiện chuyển giao các hệ thống quan trắc (thủy sản, sức khỏe hệ sinh thái, phù sa bùn cát,... ) và các quốc gia thành viên đưa vào vận hành hiệu quả các hệ thống này, nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên toàn lưu vực sông Mekong.

Ngọc Hà

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
8 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
8 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
9 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
10 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
3 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.