Bao nhiêu vốn đầu tư từ các nước trong khu vực đổ vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022?

01/09/2022 14:00
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022 đạt gần 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dòng vốn FDI đến từ các quốc gia Đông Nam Á đổ vào Việt Nam đạt khoảng 5 tỷ USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,3 tỷ USD, chiếm gần 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ; thông tin truyền thông với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 620,8 triệu USD và 518,9 triệu USD.

Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,3%, 25,3% và 16,1% tổng số dự án.

Tính đến 20/8, đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,53 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 27% so với cùng kỳ 2021.

Hàn Quốc đứng thứ hai với trên gần 3,5 tỷ USD, chiếm gần 21% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,49 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư.

Trong các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Singapore, các quốc gia khác cũng đã đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, các quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam là Thái Lan, Malaysia, Brunei, Campuchia, Philippines Indonesia, Lào và Myanamar.

Bao nhiêu vốn đầu tư từ các nước trong khu vực đổ vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022? - Ảnh 1.

Tổng vốn FDI của các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022. Nguồn: TCTK.

Trong đó, Singapore dẫn đầu trong các quốc gia ở Đông Nam Á đầu tư vào Việt Nam với 141 dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,53 tỷ USD. Theo sau là Thái Lan với 21 dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 219,11 triệu USD. Xếp ở vị trí thứ 3 là Malaysia với 20 dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam đạt 147,37 triệu USD.

Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản, tiếp theo là lĩnh vực sản xuất điện, hai lĩnh vực này chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam.

Các dự án FDI của Thái Lan đầu tư vào Việt Nam đa số có quy mô nhỏ, các dự án có quy mô dưới 10 triệu USD chiếm tới gần 80% tổng số dự án đầu tư. Lĩnh vực thu hút nhiều dự án FDI của Thái Lan là công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp Thái Lan đã đầu tư tại 50 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cùng với đó, các dự án đầu tư của Malaysia tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đứng thứ hai là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất điện; 3 lĩnh vực này chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư của Malaysia tại Việt Nam

Malaysia hiện đã có đầu tư tại hơn 30 tỉnh, thành của Việt Nam (trong đó có khu vực dầu khí). Một số tỉnh, thành mà Malaysia đã đầu tư vào là TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đối với Brunei, Campuchia, Philippines, Indonesia, Lào và Myanmar, các dự án của các quốc gia này đầu tư vào Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ.

Tin mới

Bộ Y tế ra quân kiểm tra, nhiều cửa hàng mỹ phẩm ngưng bán
10 giờ trước
Lo ngại bị kiểm tra đột xuất, nhiều cửa hàng tại TP HCM đã tạm thời đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
9 giờ trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý việc tung tin trứng giả
8 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị có liên quan đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý việc tung tin về trứng giả.
Từng là xe 'quốc dân' của người Việt, phân khúc này giờ đây không có mẫu xe nào vượt doanh số 1.000 chiếc sau 4 tháng đầu năm
8 giờ trước
Mẫu xe có doanh số cao nhất phân khúc chỉ đạt trên 800 xe/4 tháng, trung bình khoảng 200 xe/tháng.
Giá xăng giảm về sát 19.500 đồng từ 15 giờ chiều nay
8 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (22/5), giá xăng giảm 60 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Tuyến đường sắt cao tốc như 'kiệt tác trên cạn' của Trung Quốc: Mỗi ngày làm xong 1,2km, nhanh phi thường
8 giờ trước
Tuyến đường này thường được khen là một biểu tượng của sức mạnh công nghệ hạ tầng Trung Quốc và hình mẫu cho các hệ thống đường sắt cao tốc hiện đại trên thế giới.
"Vàng xám" của Việt Nam nhận tin vui siêu lớn: Thuế xuất khẩu giảm mạnh còn 5%, nước ta là trùm khu vực ASEAN
12 giờ trước
Sản xuất xi măng Việt Nam đứng đầu ASEAN và top 10 thế giới về sản lượng.
CEO Nvidia Jensen Huang: 'cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc là một thất bại'
14 giờ trước
CEO của công ty chip lớn nhất thế giới tin rằng Mỹ nên mở cửa để xuất khẩu chip và cơ sở hạ tầng đến các quốc gia khác, thay vì giới hạn như hiện tại.
Toyota RAV4 thế hệ mới ra mắt: Đấu Honda CR-V bằng màn lớn, chỉ còn hybrid, mạnh tới 320 mã lực, chạy không xăng 80km/sạc
15 giờ trước
Toyota RAV4 - dòng SUV cỡ trung bán chạy nhất toàn cầu trong nhiều năm và là một trong những mẫu xe định hình phân khúc này vừa ra mắt thế hệ mới.