Bảo trì đường sắt cầm chừng: Tranh cãi về 'tiêu tiền', vay lãi trả lương

30/03/2021 07:40
Đầu năm 2020, ngành Đường sắt từng đối mặt nguy cơ dừng chạy tàu vì vướng mắc trong phân bổ vốn ngân sách để bảo trì đường sắt. Vướng mắc chỉ được giải quyết khi Thủ tướng chỉ đạo xử lý. Tuy nhiên, năm nay, mắc mớ cũ đang lặp lại, Bộ GTVT và Tổng Cty Đường sắt (VNR) vẫn chưa có tiếng nói chung, trong khi các công ty bảo trì đường sắt chật vật lo tiền bảo trì và trả lương cho người lao động.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Cty CP Đường sắt Quảng Bình cho biết, do vướng mắc như năm 2020, tới nay đơn vị vẫn chưa ký được hợp đồng bảo trì đường sắt của năm 2021. Không có hợp đồng, các đơn vị không có nguồn tiền ứng trước để hoạt động.

“Để đảm bảo an toàn chạy tàu, chúng tôi phải đi vay ngân hàng tạm ứng một phần lương cho người lao động và chi phí bảo trì đoạn đường sắt được giao. Giờ cố gắng duy trì và đợi các bộ, ngành, tổng công ty giải quyết, cũng chưa biết khi nào được ký hợp đồng”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, hiện tại, mỗi tháng tiền lương trả cho hơn 530 lao động của công ty khoảng 5 tỷ đồng. Năm 2020, công ty này đạt tổng doanh thu 175 tỷ đồng, trong đó hơn 127 tỷ đồng từ hợp đồng bảo trì bằng vốn ngân sách nhà nước.

Ông Đậu Văn Long, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường sắt Hà Ninh cũng phản ánh tình trạng tương tự. “Trong 3 tháng qua, công ty phải đi vay ngân hàng để ứng lương cho người lao động, mỗi tháng khoảng 5 tỷ đồng. Hoạt động bảo trì cố gắng ở mức duy trì an toàn chạy tàu, sử dụng vật tư dự phòng, cắt chỗ này vá chỗ kia, sửa chữa lớn vẫn phải đợi”, ông Long nói. N

ăm 2021, doanh nghiệp dự kiến khoảng 107 tỷ đồng để bảo trì đường.

Một lãnh đạo VNR cho biết, vướng mắc về giao vốn bảo trì đường sắt năm nay tương tự của năm 2020, do VNR đã chuyển cơ quan đại diện vốn từ Bộ GTVT sang Ủy ban quản lý vốn nhà nước.

Năm trước, chỉ khi Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, Bộ GTVT mới giao vốn cho VNR thực hiện. Năm nay, Chính phủ chưa có chỉ đạo, nên Bộ GTVT vẫn theo Luật Ngân sách giao vốn bảo trì (khoảng 2.800 tỷ đồng) về Cục Đường sắt để ký hợp đồng đặt hàng các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì.

Theo Luật Đường sắt, VNR được giao trách nhiệm quản lý, khai thác đường sắt quốc gia. Tuy nhiên, tổng công ty không ký được hợp đồng với Cục Đường sắt, vì không trực tiếp thực hiện bảo trì mà giao về các công ty thành viên.

“Dù đã làm việc nhiều lần với Bộ GTVT, song tới nay chưa xử lý được vấn đề. Các doanh nghiệp bảo trì rất khó khăn, phải vay mượn để trả lương cho công nhân. Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị phải nỗ lực đảm bảo bảo trì và duy trì tuyệt đối an toàn chạy tàu”, lãnh đạo VNR nói.

Lại chờ Thủ tướng

Ông Dương Hồng Anh, Phó Cục trưởng Đường sắt xác nhận, các vướng mắc về giao vốn bảo trì đường sắt năm 2021 tương tự như vướng mắc đã gặp năm 2020. Điều này do VNR đã giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, không còn thuộc Bộ GTVT, vậy nên bộ không thể giao vốn trực tiếp.

“Chúng tôi đã mời VNR và các công ty bảo trì lên ký hợp đồng đặt hàng, nhưng các bên chưa thống nhất. Năm trước, Thủ tướng chỉ đạo tạm thời tiếp tục giao vốn cho VNR, năm nay sau khi phát sinh vướng mắc, Bộ GTVT cũng báo cáo Chính phủ, đang chờ ý kiến chỉ đạo”, ông Hồng Anh nói.

Theo lãnh đạo Cục Đường sắt, để xử lý vướng mắc trên, về lâu dài sẽ thực hiện theo Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, do Bộ GTVT xây dựng. Hiện tại, dự thảo đề án này vẫn đợi Thủ tướng xem xét phê duyệt.

Được biết, tới nay có 2 nội dung trong đề án do Bộ GTVT xây dựng còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành. Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất giao hạ tầng đường sắt cho VNR quản lý tới năm 2025 hoặc 2030; vốn bảo trì hằng năm giao VNR hoặc Cục Đường sắt quản lý…

Do còn ý kiến khác nhau, Thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan đánh giá và góp ý cho các phương án trên. Bộ Tư pháp cho rằng, nên giao VNR quản lý hạ tầng đường sắt tới năm 2030, để có thời gian chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Với vốn bảo trì hạ tầng đường sắt hằng năm, Bộ Tư pháp ủng hộ giao cho VNR vì tổng công ty vẫn là đơn vị 100% vốn nhà nước nên giao vốn cũng không trái quy định. Hơn nữa, VNR được giao quản lý, chịu trách nhiệm về hạ tầng đường sắt nên giao vốn bảo trì là phù hợp và không làm phát sinh thêm các khâu trung gian...

Tin mới

Nở rộ nghề 'bác sĩ' chuyên sửa Labubu
6 giờ trước
Cơn sốt búp bê nhồi bông Labubu góp phần tạo nên làn sóng nghề nghiệp mới tại Trung Quốc là làm "bác sĩ đồ chơi".
Quốc gia châu Á là 'vua trạm sạc xe điện': Nhiều gấp 9 lần Mỹ, chênh lệch hàng chục lần so với châu Âu, mạng lưới sạc siêu nhanh gây 'sốc'
7 giờ trước
Trung Quốc đã xây dựng thành công một hệ thống sạc khổng lồ.
Ma trận 16 xe giá 600-900 triệu đồng: Mitsubishi Destinator về Việt Nam 'chen chân' vào đâu?
8 giờ trước
Giá bán của Mitsubishi Destinator khi về Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới
9 giờ trước
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam ra mắt mẫu SUV tiết kiệm xăng: chạy full nhiên liệu 1.500 km, thách thức Mazda CX-5
11 giờ trước
Mẫu SUV mới có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 220 km và phạm vi hoạt động toàn diện là 1.500 km.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ phú Jack Ma đạp xe dạo phố đêm, “bóc” giá xe mà choáng
1 ngày trước
Hình ảnh giản dị, gần gũi của tỷ phú Jack Ma trong một video được chia sẻ gần đây khiến nhiều người bất ngờ.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
2 ngày trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
Better Choice Awards 2024: Giải thưởng đã trao, sản phẩm giờ ra sao?
3 ngày trước
Giải xong không phải là hết: Những cái tên được vinh danh tại Better Choice Awards 2024 đang chứng minh rằng lựa chọn của người tiêu dùng, và hội đồng thẩm định, là hoàn toàn có cơ sở.
Nhộn nhịp thị trường xe điện
3 ngày trước
Những ngày qua, thị trường xe điện TPHCM dần sôi động, nhất là khi chính quyền thành phố quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện trong giai đoạn 2026 - 2030.