Bi kịch khó tin 2021: Càng đắt hàng càng gánh lỗ nặng

Dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng thực ra doanh nghiệp đang gồng lỗ nặng. Bởi, chi phí đầu vào tăng cao, giá cước vận chuyển còn đội lên gấp 4-10 lần, trong khi khách nước ngoài ép mình bán bán hàng với giá rẻ hơn.

Dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng thực ra doanh nghiệp đang gồng lỗ nặng. Bởi, chi phí đầu vào tăng cao, giá cước vận chuyển còn đội lên gấp 4-10 lần, trong khi khách nước ngoài ép mình bán bán hàng với giá rẻ hơn.

 

Bán hàng càng nhiều lỗ càng nặng

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,14 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do đại dịch Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng trên thế giới đứt gãy.

Sang quý I/2021, xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại, đạt 1,73 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất là Nga, Italy, Autralia, Brazil, Mỹ lần lượt ở mức 55%, 54,1%, 34,7, 18,5% và 16,5%.

Mỹ cũng chính là khách hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Theo đó, 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 334 triệu USD.

Tại Hội thảo Cơ hội và thách thức đối với thương mại nông sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, dù chúng ta nhìn thấy kim ngạch xuất khẩu tăng , nhưng thực ra doanh nghiệp không còn lợi nhuận. Họ đang phải gồng lỗ, thậm chí lỗ nặng.

Theo ông Nam, thủy sản là mặt hàng thực phẩm, vẫn cần cho cuộc sống. Song, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy đã ảnh hưởng nặng vì nhu cầu sụt giảm và thay đổi.

Bi kịch khó tin 2021: Càng đắt hàng càng gánh lỗ nặng
Dù xuất được nhiều hàng nhưng các doanh nghiệp thủy sản không còn lợi nhuận, đang chịu lỗ nặng

Có tới 20-40% đơn hàng đã ký hợp đồng bị hủy, hoãn. Đơn hàng mới rất ít. Đơn hàng đã giao thì bị chậm thanh toán dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu vốn quay vòng trong đầu tư. Trong khi hàng tồn kho tăng, kho lạnh thiếu trầm trọng cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Minh Phú - doanh nghiệp chế biến tôm có thị phần lớn ở Việt Nam, trước khi dịch xảy ra, một ngày thu mua để chế biến khoảng 400 tấn, khi có dịch chỉ gom mua khoảng 200 tấn vì hàng tồn chất đầy kho, thậm chí DN còn phải chạy vạy khắp nơi tìm kho chứa hàng, ông Nam dẫn chứng.

“Đáng nói nhất là chi phí đầu vào đồng loạt tăng cao”, ông Nam nói. Trong khi đó, thủy sản là chuỗi ngành hàng lạnh, chi phí sản xuất thường cao hơn các ngành hàng khác vì phải bảo quản hàng hóa trong kho lạnh.

Thêm vào đó, trước kia, chế biến hàng xuất khẩu để cung ứng vào các nhà hàng, quán ăn bao bì đơn giản. Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, thói quen tiêu dùng thủy sản thay đổi, người tiêu dùng trên thế giới chuyển qua mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Họ yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam phải chia hàng đóng vào hộp nhỏ để có thể bày bán trên quầy kệ siêu thị, thuận tiện cho giao hàng. Thế nên, chi phí làm bao bì sản phẩm tăng rất cao.

Nhưng điều đáng buồn hơn, các thị trường có xu hướng tích lũy hàng đang ép giá xuống thấp, còn các doanh nghiệp Việt buộc phải bán đi để đẩy hàng, nếu không tồn kho sẽ tăng cao hơn.

Từ tháng 11/2020 đến nay, container thiếu, cước vận tải biển còn tăng từ 4-10 lần. Ví như trước kia đưa hàng sang Thái Lan, giá cước chỉ khoảng 600 USD/container, giờ tăng lên 6.000 USD/container. Tất cả những khó khăn này khiến doanh nghiệp lỗ nặng dù lượng hàng xuất khẩu tăng, ông Nam chia sẻ.

Thực tế, không chỉ có doanh nghiệp gặp khó, thua lỗ, nông dân cũng gặp nhiều khi cũng lao đao do chi phí sản xuất tăng cao. Tôm, cá đến kỳ thu hoạch không bán được vẫn phải nuôi trong ao và cho ăn điều đặn. Có thời điểm, giá bán tôm cá thương phẩm giảm, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao khiến người nuôi trồng thủy sản thua lỗ nặng.

Bi kịch khó tin 2021: Càng đắt hàng càng gánh lỗ nặng
Đẩy mạnh sản phẩm đóng hộp, đồ khô giúp doanh nghiệp thủy sản Việt chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường lớn

Làm đồ hộp, hàng khô sẽ thắng

Dù gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19, song ông Nguyễn Hoài Nam dự báo xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng khi các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiếp tục “ăn hàng” do dịch Covid-19 ở các nước này có xu hướng được kiểm soát tốt hơn nhờ triển khai tiêm vắc xin rộng rãi.

Trong khi, các nước khu vực châu Á và một số nước sản xuất cạnh tranh với thủy sản Việt như Ấn Độ, Thái Lan vẫn phải đối phó với dịch Covid-19. Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu giành thị phần.

Song, vị đại diện VASEP khuyến cáo, thói quen tiêu dùng ở các thị trường đã thay đổi. Nhu cầu với các sản phẩm thủy sản tươi/sống tiếp tục giảm. Thay vào đó, các thị trường tập trung vào sản phẩm đóng hộp, hàng khô, hàng bảo quản,... với giá cả phù hợp cho tiêu thụ ở kênh bán lẻ. Do đó, doanh nghiệp chế biến nên tập trung làm các sản phẩm tôm chân trắng, cá hộp, hàng khô, hàng bảo quản vì còn nhiều dư địa.

Vừa qua, các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sản phẩm thủy sản đóng hộp, làm hàng khô vẫn có vẫn có sự tăng trưởng ổn định, thậm chí là tăng trưởng tốt, ông Nam chia sẻ.

Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,8 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành Nông nghiệp sẽ làm việc với các cơ quan thú y của Trung Quốc, Hàn Quốc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật.

Ngoài ra, để hạn chế những lô hàng thủy sản bị trả về, ông Tiến yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng vùng, chuỗi cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu giám sát ATTP của cá thị trường, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, ông Tiến nhấn mạnh.

Tâm An

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
23 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
23 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
1 ngày trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
1 ngày trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
1 ngày trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

38.778.448 VNĐ / tấn

177.20 JPY / kg

0.68 %

+ 1.20

Đường

SUGAR

10.335.861 VNĐ / tấn

18.06 UScents / lb

0.88 %

- 0.16

Cacao

COCOA

257.491.289 VNĐ / tấn

9,919.00 USD / mt

0.32 %

- 32.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.168.652 VNĐ / tấn

374.22 UScents / lb

2.21 %

- 8.46

Gạo

RICE

14.203 VNĐ / tấn

12.03 USD / CWT

2.35 %

- 0.29

Đậu nành

SOYBEANS

10.178.474 VNĐ / tấn

1,067.10 UScents / bu

0.99 %

- 10.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.474.433 VNĐ / tấn

296.15 USD / ust

1.42 %

+ 4.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng rớt giá thê thảm, làm sao ‘giảm phụ thuộc vào thị trường tỷ USD’?
1 ngày trước
Sầu riêng rớt giá sâu, Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang xác định không thể phụ thuộc vào một thị trường duy nhất mà phải đa dạng hóa, nâng cao tỷ lệ chế biến.
Thị trường ngày 13/5: Dầu cao nhất 2 tuần, vàng giảm mạnh, cà phê thấp nhất 3 tuần
1 ngày trước
Chốt phiên giao dịch, dầu bật tăng lên mức cao nhất 2 tuần, vàng giảm hơn 2%, quặng sắt tăng hơn 3%, cà phê Arabica thấp nhất 3 tuần…
Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, quán giải khát chật như nêm
2 ngày trước
Những ngày nắng nóng đầu hè, nhiều quán bia hơi, giải khát ở Hà Nội lập tức hút khách bởi nhu cầu giải nhiệt tăng cao.
Không có chuyện cấm đời xe trước 2017 lưu hành ở Hà Nội và TP HCM
2 ngày trước
Thông tin về dự thảo siết chặt tiêu chuẩn khí thải với ôtô tại Hà Nội và TP HCM đang khiến nhiều chủ xe lo lắng