Bị nhiều nước điều tra chống bán phá giá, Trung Quốc hết thời xuất khẩu thép ồ ạt?

15/09/2020 16:29
Anh, Australia, Mỹ và Thái Lan đã đồng loạt tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá với các sản phẩm thép từ Trung Quốc.

Từ đầu năm đến nay, thép Trung Quốc phải đối mặt với 15 cuộc điều tra chống bán phá giá, nhiều hơn tổng số cuộc điều tra trong cả năm trước trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19 thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ trên toàn cầu.

Cụ thể, Anh, Australia, Mỹ và Thái Lan đồng loạt tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá với các sản phẩm thép gồm thép tấm, thép sợi, dây mạ kẽm... của Trung Quốc. Sau khi điều tra chống bán phá giá, tháng trước, Thái Lan tuyên bố áp thuế chống bán phá giá 35,67% với thép cuộn và tấm mạ kẽm nhúng nóng từ Trung Quốc.

Bị nhiều nước điều tra chống bán phá giá, Trung Quốc hết thời xuất khẩu thép ồ ạt? - Ảnh 1.

Trung Quốc từ lâu đã bị cáo buộc khiến thế giới ngập trong thép giá rẻ, chủ yếu do nguồn cung thừa mứa nội địa. Ảnh: Reuters.

Tháng 3, Ủy ban châu Âu cũng áp thuế bán chống phá giá từ 50,3-66,4% lên thép nhập khẩu từ Trung Quốc trong vòng 5 năm. Vào tháng trước, EU gia hạn thuế chống bán phá giá từ 17,2-27,9% đối với thép chống ăn mòn từ để ngăn các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

Là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, Trung Quốc từ lâu đã bị cáo buộc khiến thế giới ngập trong thép giá rẻ, chủ yếu do nguồn cung thừa mứa nội địa. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, năm ngoái, Trung Quốc sản xuất 996 triệu tấn thép thô, chiếm hơn 50% tổng sản lượng 1,8 tỷ tấn thép toàn cầu.

Năm ngoái, Trung Quốc đối mặt với 13 cuộc điều tra chống bán phá giá với các sản phẩm thép xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, nhiều quốc gia châu Á bắt đầu làm mọi thứ để bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước.

Dù vậy, theo Korrakod Padungjitt, đại diện một công ty thép tại Thái Lan và cũng là tổng thư ký của Câu lạc bộ Công nghiệp Gang thép Thái Lan, thuế chống bán phá giá với thép Trung Quốc chỉ như “muối bỏ bể”. Ông cho biết thép Trung Quốc bắt đầu tràn sang Thái Lan từ đầu những năm 2000 và ngày càng chèn ép thị phần của các nhà sản xuất nội địa. Sự tấn công của thép Trung Quốc dữ dội đến mức nhiều nhà sản xuất nước này đã trộn hợp kim vào thép để lách thuế tại Thái Lan, theo Padungjitt. Vấn đề này cũng thường xuyên được đưa ra thảo luận tại các cuộc họp thường niên giữa Hội đồng Sắt thép ASEAN và Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc.

Ngành sản xuất công nghiệp Thái Lan chịu tổn thất nặng nề bởi đại dịch khi cả đầu tư và tiêu dùng đều lao dốc. Hồi tháng 7, sản xuất ôtô của nước này sụt tới 47% so với cùng kỳ năm trước, gây ra cú sốc lớn cho ngành thép.

Theo Mireya Solis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á tại Viện Brookings (Mỹ), vấn đề thép Trung Quốc bán phá giá đã tồn tại từ lâu nhưng càng trở nên “nóng” hơn trong bối cảnh đại dịch và chủ nghĩa bảo hộ lan rộng trên toàn cầu. Đại dịch cũng gây ra những thách thức mới khiến hợp tác thương mại giữa các nền kinh tế trở nên yếu đi, bà Solis nhận định.

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, việc bán phá giá của thép Trung Quốc có thể sẽ không tràn lan như trước khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi sau đại dịch, khiến nhu cầu thép tăng mạnh. Thậm chí, nước này đã có tháng nhập siêu thép thứ hai liên tiếp hồi tháng 7 dù sản lượng thép nội địa tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sang tháng 8, Trung Quốc xuất khẩu 3,68 triệu tấn thép, giảm từ 4,2 triệu tấn của tháng trước và 5,01 triệu tấn của tháng 8/2019. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép của nước này trong tháng 8 cũng giảm nhẹ xuống còn 2,26 triệu tấn so với tháng 7 nhưng vẫn tăng gần gấp 3 lần so với tháng 8/2019.

Theo SCMP

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
59 phút trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
57 phút trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
12 phút trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
32 phút trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
33 phút trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.454.048 VNĐ / tấn

16.38 UScents / lb

5.13 %

+ 0.80

Cacao

COCOA

212.084.180 VNĐ / tấn

8,101.00 USD / mt

1.51 %

- 124.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.686.754 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.024 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.148.573 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.005.351 VNĐ / tấn

277.40 USD / ust

0.22 %

+ 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
3 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
23 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mời chuyên gia Trung Quốc kiểm tra thực địa sầu riêng, gỡ vướng cho xuất khẩu
1 ngày trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, đã mời đoàn chuyên gia của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng vào giữa tháng 7. Đây là bước đi nhằm khôi phục đà tăng cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực này sau giai đoạn chững lại do các rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm.
Đàn lợn sắp xuất chuồng bị điện giật chết, chủ trang trại thiệt hại hàng trăm triệu đồng
1 ngày trước
Trong đêm, hệ thống điện ở trang trại bị rò rỉ khiến đàn lợn 70 con của gia đình anh Vũ Văn Thường (trú phường Quỳnh Mai, Nghệ An) bị chết, gây thiệt hại khoảng 700 triệu đồng.