Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau?

22/03/2020 15:18
Trong một thế giới siêu kết nối, không thể có an ninh y tế toàn cầu, hay an ninh khí hậu, hay an ninh kinh tế, hay an ninh tài chính, nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không hợp tác chặt chẽ với nhau.

Bác sĩ và y tá trong các phòng cấp cứu ở Mỹ chuẩn bị cho sự tấn công của Covid-19 trong tuyệt vọng: Thiếu khẩu trang vì vậy nhiều người sẽ tham gia vào trận chiến sinh tử này mà không được bảo vệ . Nếu thế giới đang chờ đợi khoảnh khắc Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, thì bây giờ nên là khoảnh khắc đó.

Trung Quốc sản xuất một nửa sản lượng khẩu trang của thế giới, thống trị việc sản xuất máy thở và mặt nạ phòng độc. Nhưng thay vì hợp tác sản xuất và phân phối thiết bị khẩn cấp, Washington và Bắc Kinh lại đang đổ lỗi cho nhau về nguồn gốc của virus.

Những hành động này có thể có những hậu quả tai hại, và không chỉ đối với cuộc chiến chống lại virus một thế kỷ , mà còn là với kinh tế, khí hậu và các bài toán quan trọng khác.

Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Newton Wellesley ở Newton, Massachusetts, vào ngày 18 tháng 3. Nhiếp ảnh gia: Scott Eisen / Bloomberg

Trong một thế giới siêu kết nối, không thể có an ninh y tế toàn cầu, hay an ninh khí hậu, hay an ninh kinh tế, hay an ninh tài chính, nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không hợp tác chặt chẽ với nhau. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã nhận ra nhiều như vậy khi ông thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh năm 1979: Hợp tác về y học và sức khỏe cộng đồng là nền tảng của thỏa thuận.

Tình huống tương tự đang diễn ra ở Liên minh châu Âu. Bây giờ, khi các rào cản được dựng lên khắp lục địa , Đức, Pháp và các quốc gia khác đang chặn xuất khẩu khẩu trang. Sự đoàn kết đã nhường chỗ cho lợi ích cá nhân. Một nước Ý tuyệt vọng, hiện là tâm điểm của đại dịch với hơn 41.000 người nhiễm bệnh và 3.400 người chết, đã chuyển từ các đối tác EU sang Trung Quốc để nhập khẩu hàng hóa y tế cần thiết.

Toàn cầu hóa hoạt động trên cơ sở niềm tin. Chuyên môn hóa sản xuất xuyên biên giới tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau. Các công ty và các quốc gia sẽ dễ dàng bị gián đoạn khi thay vì bảo vệ chuỗi cung ứng thì họ chỉ tập trung vào hiệu quả và lợi nhuận cá nhân. Tại sao phải lãng phí tiền vào kho chứa hàng tồn kho khi sản xuất toàn cầu được tối ưu hóa để có thể giao hàng trực tiếp và nhanh chóng?

Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau? - Ảnh 2.

Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.


Chúng ta đã từng thấy những lần gián đoạn chuỗi cung ứng đột ngột trước đây. Lũ lụt ở Thái Lan năm 2011, trận động đất và sóng thần cũng trong năm đó tàn phá Nhật Bản, đã đánh bật các phần quan trọng của mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu. Nhưng thế giới chưa bao giờ trải qua một sự cố trên quy mô lớn như Covid-19, ngay cả SARS cũng có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn. Toàn cầu hóa có thể không bao giờ phục hồi hoàn toàn được nữa.

Không có gì minh họa cho sự không tin tưởng lẫn nhau tốt hơn là sự thiếu phối hợp giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề khẩu trang y tế, và cách mỗi quốc gia theo đuổi vaccine Covid-19 của riêng mình. Rõ ràng, Hoa Kỳ và Trung Quốc nên cùng nhau làm việc: họ có những nhà khoa học và nhà nghiên cứu lớn nhất thế giới, những kho dữ liệu lớn nhất, ngành khoa học đời sống và công nghệ sinh học tiên tiến nhất. Tuy nhiên, họ chủ yếu làm một mình. Châu Âu cũng vậy.

Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau? - Ảnh 3.

Tin mới

Thế 'kiềng 3 chân' ở phân khúc sedan hạng B
2 giờ trước
So với cùng kỳ năm ngoái, Hyundai Accent đang tỏ ra hụt hơi trông thấy trước áp lực từ hai đối thủ là Toyota Vios và Honda City trong cuộc đua doanh số ở phân khúc sedan cỡ B.
'Petrostates' xưa rồi - một quốc gia sắp cho Mỹ, EU 'hít khói' để trở thành 'electrostates' đầu tiên trên toàn cầu
2 giờ trước
Mỹ, EU cũng đang bị quốc gia này bỏ lại phía sau trong hành trình trở thành electrostates.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng sầu riêng
3 giờ trước
Bộ Công an được yêu cầu phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường.
Hãng xây nhà máy ở Bình Dương vừa ra mắt khách Việt 2 xe tay ga: Giá dưới 30 triệu, ăn xăng 1,9L/100km
3 giờ trước
Cả hai mẫu xe tay ga này đều trang bị khóa thông minh điều khiển từ xa.
Loại cá rẻ như khoai, từng đem cho lợn ăn nay thành đặc sản, giá trên 200.000 đồng/kg
4 giờ trước
Cá khoai mềm như cháo, dễ bị nát khi nấu nên trước đây không được ưa chuộng. Nhưng nhờ hương vị đặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao và du lịch phát triển, loài cá này ngày càng trở nên đắt giá.

Tin cùng chuyên mục

Honda sẽ sản xuất xe máy điện giá rẻ
11 giờ trước
Honda có kế hoạch đẩy mạnh quá trình điện khí hóa các dòng xe máy, đồng thời điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể cùng mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga siêu hiếm của Honda về đại lý Việt: Thiết kế 'không đụng hàng, trang bị vượt Vision - ăn xăng không tới 2L/100km
1 ngày trước
Chỉ có duy nhất 4 chiếc được bán tại Việt Nam.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
1 ngày trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện
2 ngày trước
Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.