Bộ GTVT: Không cho phép máy bay cất hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão NoRu

26/09/2022 00:59
Bộ GTVT vừa có Công điện số: 20/CĐ- BGTVT gửi: Tổng cục Đường bộ VN; Các Cục: Hàng hải, Hàng không, Đường sắt, Quản lý XD&CLCTGT, Đường thủy nội địa; TCT Đường sắt Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố, Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam; Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải VN về việc ứng phó với cơn bão gần NoRu trên biển Đông.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 24/9/2022, vị trí tâm bão ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 127,1 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 660km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 13 giờ ngày 25/9/2022, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 121,8 độ Kinh Đông trên vùng bờ biển phía Đông đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103- 133km/giờ), giật cấp 15. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20km và đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 26/9/2022, vị trí tâm bão ở khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14.

Để triển khai Công điện số 29/CĐ-QG ngày 24 tháng 9 năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và để chủ động ứng phó với cơn bão NoRu đang di chuyển nhanh, cường độ mạnh, có khả năng ảnh hưởng đến nước ta,

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị nêu trên thực hiện ngay những việc sau:

Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam: chỉ đạo hệ thống Đài thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thường xuyên cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời diễn biến, hướng di chuyển của bão cho tàu thuyền biết để ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Cục Hàng hải Việt Nam: chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải nắm chắc số lượng tàu thuyền đang neo đậu tại Cảng, vùng nước và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn, không cấp phép cho tàu rời cảng có hướng hành trình đi vào vùng ảnh hưởng nguy hiểm của bão đặc biệt đối với các tàu vận tải, du lịch; triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống cảng, bến, con người hoạt động trong phạm vi quản lý. Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam: chỉ đạo các Cảng vụ đường thủy nắm chắc số lượng tàu thuyền đang neo đậu tại Cảng, vùng nước và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn, không cấp phép cho tàu rời cảng có hướng hành trình đi vào vùng ảnh hưởng nguy hiểm của bão. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông ở những vị trí trọng yếu, đảm bảo giao thong thủy an toàn.

Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông: chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện để kịp thời khắc phục các sự cố công trình; phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đang thi công và xây dựng.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam: chỉ đạo các Cục quản lý đường bộ khu vực chịu ảnh hưởng cuả bão rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt; tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra trên các tuyến quốc lộ. Kiểm tra mức độ hư hỏng tại các bến phà, cầu phao, các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu… để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.

Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: chỉ đạo các đơn vị chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực ứng trực sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình; cần đặc biệt chú ý các công trình ở khu vực hay có lũ đột xuất.

Cục Hàng không Việt Nam: tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác an toàn bay, không cho phép máy bay cất hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão.

Các Sở Giao thông vận tải: rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, Cục Quản lý đường bộ và các đơn vị quản lý và sữa chữa đường bộ, đường sắt tiến hành khắc phục sự cố do mưa, bão, lũ gây ra, tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ ủy thác và đường địa phương.

Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị nêu trên tổ chức trực ban 24/24h và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải theo số Fax: 024.39421242, ĐT: 024.39410235, Mobile: 0989.642.456 và Email: banpclb@mt.gov.vn.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
8 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
13 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
16 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.