Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Vì sao Hà Nội chưa hút được nhân tài, chưa có được "đại bàng làm tổ"?

23/02/2024 18:07
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, vị thế kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh/thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Đáng nói, năm 2022, GRDP Hà Nội chiếm 42,2% toàn vùng; tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 chỉ đạt 6,27% và đứng thứ 9/11 trong các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức phiên họp thẩm định quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn 2050.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, mặc dù Hà Nội đạt được những kết quả kinh tế vượt trội, là động lực phát triển của Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đầu mối giao thông quan trọng… Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành rõ rệt được các ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả cao.

Ba vấn đề lớn là tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và ngập lụt. Các tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung vẫn chưa được hình thành đồng bộ, đặc biệt thiếu các trục xuyên tâm Bắc Nam và Đông Tây. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu sự đồng bộ, liên thông, liên kết, chưa phát huy được tiềm năng.

Vấn đề các nút giao thông của Hà Nội thường xuyên ùn tắc

Kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh ĐBSH, đặc biệt các tỉnh tiểu vùng phía Nam, còn chưa đồng bộ và chưa phát triển đúng mức. Hà Nội mới phát triển được 02/08 trục hướng tâm đã được xác định trong quy hoạch. Các nút giao thông vào Thủ đô thường xuyên ùn tắc. Là thành phố không có biển, Hà Nội gặp hạn chế trong cạnh tranh về phát triển dịch vụ, logistics, ảnh hưởng đến độ mở nền kinh tế

Quy mô dân số Hà Nội đã vượt mức dự báo do tăng dân số cơ học, việc giãn dân khỏi nội đô là không khả thi, tạo áp lực rất lớn đến hạ tầng và chất lượng sống của người dân. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi; có nền địa chất yếu tạo ra thách thức đến sự phát triển các công trình ngầm, nhất là phát triển không gian ngầm.

Ông Dũng cho rằng, để Hà Nội phát triển xứng tầm và cạnh tranh so với các Thủ đô lớn trong khu vực, quy hoạch của Thủ đô Hà Nội cần nghiên cứu các tiềm năng, lợi thế còn bị bỏ ngỏ. Trong đó, cần xem xét, nghiên cứu tỷ trọng phát triển công nghiệp còn khiêm tốn, chiếm khoảng 24%, không tạo động lực cho Hà Nội phát triển; xem xét việc lựa chọn các ngành mũi nhọn phát triển phải dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và phù hợp thực tiễn và hướng tới tương xứng với các thủ đô các nước xung quanh, mang tầm quốc tế.

Theo ông Dũng, quy hoạch Hà Nội cần xem xét đến việc tại sao với lợi thế là trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao vượt trội so với cả nước nhưng khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội chưa tối ưu; Chưa có các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đặt các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội, cũng như chưa xác định Hà Nội là Trung tâm phát triển và cung ứng sản phẩm ra thế giới?

Vì sao Hà Nội là trung tâm khoa học nhưng chưa có "đại bàng" nào đặt trung tâm R&D?

Ông Dũng đề nghị, nghiên cứu cho ý kiến về định hướng tổ chức không gian phát triển của Thủ đô, trong đó có xem xét, cho ý kiến về: 5 trục động lực phát triển, đặc biệt là trục sông Hồng, với định hướng dịch chuyển các cơ quan hành chính của Hà Nội sang phía bắc sông Hồng.

Cho ý kiến về khả năng kiến tạo không gian sống và làm việc hấp dẫn, thu hút nguồn lực tinh hoa trong và ngoài nước xây dựng và phát triển Thủ đô; xem xét vấn đề liên quan đến không gian cho các cơ quan Trung ương, ngoại giao quốc tế đặt tại Thủ đô.

Bên cạnh đó là vấn đề về phát triển mạnh hơn nữa sản xuất công nghiệp tại khu vực thuộc Hà Tây cũ, tạo điều kiện đẩy nhanh đô thị hóa tại khu vực này, giảm sức ép cho khu vực các quận nội thành hiện hữu.

Cho ý kiến đối với 02 kịch bản về tổ chức và phát triển không gian: Cấu trúc không gian hệ thống đô thị được dựa trên mô hình chùm đô thị đơn tâm và cấu trúc không gian hệ thống đô thị được dựa trên mô hình hệ thống đô thị đa tâm, trong đó ngoài đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, có thể hình thành 01 đô thị mới, đối trọng, song hành phía Bắc sông Hồng, bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh.

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
7 giờ trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
6 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
6 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
5 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
4 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
50 phút trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Bình Dương: Nan giải chuyện di dời doanh nghiệp lên phía Bắc
5 giờ trước
Việc di dời hàng ngàn nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc của Bình Dương là di dời cả 1 hệ sinh thái gắn liền với người lao động, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
6 giờ trước
Chiều 28/4, tại hầm Núi Vung (Ninh Thuận), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt. Đây là 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1.
Đền bù giải tỏa nút giao Tân Vạn Đường Vành đai 3 qua Bình Dương
8 giờ trước
TP.Dĩ An (Bình Dương) phấn đấu đến hết quý II/2024 hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 khu vực nút giao Tân Vạn, đoạn công trình phức tạp nhất toàn tuyến để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.