Cách nào giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng GDP 6,7% năm 2018?

10/01/2018 16:00
Chính phủ đặt mục tiêu năm 2018 GDP tăng 6,7%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4%.

Nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng

Năm 2018, Chính phủ “chốt” chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức 4%, tương đương chỉ tiêu năm 2017. Nhưng chuyên gia kinh tế khuyến cáo, công tác quản lý điều hành giá trong năm 2018 vẫn cần hết sức thận trọng.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam, năm 2018 dự báo khó có những cú sốc kinh tế nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất lợi đến kiểm soát lạm phát. Ví dụ như: giá cả hàng hóa thế giới vận động theo xu hướng tăng và tác động đến giá cả trong nước như dầu, khí tự nhiên, than đá (nhiều tổ chức lớn trên giới dự báo tăng khoảng 7-10 lên 60 USD/thùng); mở rộng tín dụng, tỷ giá; tác động vòng tiếp theo của việc điều chỉnh giá điện; thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu; lộ trình giá cả một số giá hàng hóa dịch vụ Nhà nước còn định giá…

 Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4%

Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4%

“Cần chú ý kiểm soát tốc độ tăng CPI ngay từ những tháng đầu năm để tạo dư địa điều hành cho các tháng cuối năm. Nguồn hàng hóa phải luôn đảm bảo đủ; cắt giảm các chi phí (như chi phí sản xuất, giảm mặt bằng lãi suất, giảm phí BOT…), thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ; điều chỉnh giá mặt hàng do nhà nước định giá hợp lý. Với các biện pháp trên, mục tiêu kiểm soát lạm phát tăng ở mức 4% là có khả thi”, ông Nguyễn Tiến Thỏa nhận định.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, lạm phát năm 2018 sẽ chịu nhiều áp lực từ việc điều chỉnh giá dịch vụ công, giá thực phẩm. Năm 2018, giá thịt lợn sẽ khôi phục khi nguồn cung giảm do ngành chăn nuôi có những điều chỉnh nên sẽ tác động đến giá cả. Để đạt tăng trưởng kinh tế 6,7% trên nền tăng trưởng cao của năm 2017, các biện pháp kích cầu sẽ được áp dụng nên có thể sẽ gây áp lực lạm phát cầu kéo… Tuy nhiên, ông Long cũng nhận định, lạm phát năm 2018 và 2019 cũng sẽ chỉ ở mức khoảng 4%.

 CGKT Ngô Trí Long: Lạm phát năm 2018 và 2019 sẽ chỉ ở mức khoảng 4%

CGKT Ngô Trí Long: "Lạm phát năm 2018 và 2019 sẽ chỉ ở mức khoảng 4%"

Với nền tảng tăng trưởng kinh tế 2017, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2018 của Chính phủ đề ra có thể đạt được. Tuy nhiên, Việt Nam không nên quá chú trọng đến con số tăng trưởng mà nên quan tâm nhiều hơn tới chất lượng tăng trưởng và đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát.

“Việt Nam cần tập trung tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; kiến tạo và tạo lập một hệ thống doanh nghiệp trong nước đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập hiện nay. Nếu duy trì tốt đà tăng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đặt ra có thể sẽ đạt được”, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, khuyến cáo.

Cần cải cách thể chế và nâng cao năng suất lao động

Theo chuyên gia kinh tế, động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục ở cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, còn nhiều dư địa cho tăng trưởng như phát huy cải thiện khu vực kinh tế nhà nước, giải ngân đầu tư công, phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài.

TS Thành nhận định, năm 2018 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề quyết định việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Bên cạnh đó, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn và có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Do vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay và mục tiêu tăng trưởng bình quân đạt 6,5% trong giai đoạn 2016-2020, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành cho rằng, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời, từng bước nâng cao năng suất lao động.

“Chúng ta cải cách môi trường kinh doanh nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Nhưng nếu chúng ta kiên định làm điều này thì sẽ tạo được môi trường kinh doanh tốt hơn và các doanh nghiệp chi phí giảm xuống để lợi nhuận nhiều hơn thì đó sẽ là động lực. Động lực đó không phải chỉ cho năm nay mà còn lâu dài của Việt Nam”, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành nhận định.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, trong trung hạn, tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%.

“Việt Nam cần tận dụng đà tăng trưởng theo chu kỳ để tăng khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, cần tập trung vào chất lượng, tính bền vững hơn là mức tăng trưởng. Tái tạo lại lớp đệm chính sách thông qua việc củng cố tình hình ngân sách cho bền vững; áp dụng chính sách tỷ giá và tiền tệ theo hướng ứng phó, xử lý nợ xấu, nâng tỷ lệ an toàn vốn và quản lý tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, cần cải cách cơ cấu để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất và nâng cao mức tăng trưởng tiềm năng thông qua tăng cường các thể chế thị trường và loại bỏ những trở ngại cho nhà đầu tư trong nước, bao gồm cả về hạ tầng”. Ông Sebastian Ekardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh.

Nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 được các tổ chức trong và ngoài nước công bố với nhận định khá tích cực. Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục duy trì tốc độ 6,5-6,8% nhờ sự khởi sắc từ khu vực kinh tế tư nhân. Nếu các chính sách phát huy hiệu quả tích cực thì tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,8%./.

Tin mới

ADAS bùng nổ thành tiêu chuẩn mới tại Việt Nam: Từ xe phổ thông hơn 500 triệu đến xe sang, siêu sang chạy đua công nghệ an toàn
11 giờ trước
Từng là gói công nghệ thường xuất hiện trên các dòng xe tiền tỷ phổ biến, ADAS giờ đây đã được phổ cập tới nhiều phân khúc xe giá rẻ hơn. Thậm chí, các dòng xe sang trước đây không có ADAS nay cũng chạy đua công nghệ.
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả
11 giờ trước
Light Phone 3 có vẻ ngoài cao cấp, có một chút giống Blackberry, một chút cảm giác giống iPhone.
"Át chủ bài" 125cc của Honda được nâng cấp: Trang bị ăn đứt SH Mode - đẹp, rẻ lại siêu tiết kiệm xăng
12 giờ trước
Mẫu xe này được trang bị công nghệ tiên tiến và tính năng thân thiện với người dùng.
Chiếc điện thoại gập đầu tiên trên thế giới cẩn đá năng lượng phong thuỷ vừa về Việt Nam
12 giờ trước
Đại gia Việt Nam nào sẽ sở hữu chiếc điện thoại nắp gập độc đáo này?
Chiếc iPhone từng khiến thị trường bùng nổ nay giảm kỷ lục hơn 12 triệu đồng
12 giờ trước
Chiếc iPhone này đang bước vào đợt giảm giá lớn nhất kể từ đầu năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.605.268 VNĐ / tấn

162.70 JPY / kg

0.73 %

- 1.20

Đường

SUGAR

9.448.276 VNĐ / tấn

16.37 UScents / lb

0.06 %

- 0.01

Cacao

COCOA

209.112.750 VNĐ / tấn

7,987.50 USD / mt

1.40 %

- 113.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.734.423 VNĐ / tấn

287.15 UScents / lb

0.57 %

- 1.66

Gạo

RICE

15.024 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.056.226 VNĐ / tấn

1,045.40 UScents / bu

0.91 %

- 9.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.321.352 VNĐ / tấn

288.35 USD / ust

1.32 %

- 3.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo
12 giờ trước
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ.
Không phải dầu thô hay khí đốt, Nga bất ngờ giảm thuế xuất khẩu một mặt hàng xuống 0%, là ‘vũ khí’ nông sản Moscow đứng đầu thế giới
13 giờ trước
Động thái nhằm thúc đẩy doanh số mặt hàng chủ lực của Nga đang sụt giảm trong thời gian gần đây.
Hàng chục nghìn tấn "vàng đen" của Việt Nam ồ ạt tràn vào Mỹ, Đức, là mặt hàng VN xuất đi hơn 125 nước
18 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam hiện xuất khẩu hàng chục nghìn tấn.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
1 ngày trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.