CEO PNJ: Chuyển đổi số là một quá trình tiến hoá, nếu không đủ lì lợm doanh nghiệp sẽ “lụt”

16/08/2019 08:56
“Chúng tôi gọi chuyển đối số là một quá trình tiến hóa. Mà đã là tiến hóa thì phải đi từ gen, từ tế bào gốc. Tiến hóa không phải mua cái mới rồi gắn vào là xong mà phải thay đổi dần dần. Nếu thay đổi quá nhanh sẽ sốc còn quá chậm thì chừa chỗ cho đối thủ…”, ông Lê Trí Thông, CEO PNJ chia sẻ tại diễn đàn kinh doanh 2019 do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 15/8/2019.

Chuyển đổi số là quá trình lột da để lớn lên rất đau đớn, không hề nhẹ nhàng…

Theo ông Thông, mô hình bán lẻ truyền thống trên thế giới đang bị cạnh tranh và gây bất lợi bởi các công ty bán lẻ có công nghệ.

Và sự xuất hiện của "sinh vật" chuyển đổi số càng khiến các doanh nghiệp phải thay đổi. "Chúng tôi nhìn nhận chuyển đổi số là quá trình tiến hóa. Bởi nếu không tiến hóa khi môi trường thay đổi dẫn đến sự đào thải. Quá trình tiến hóa không có nghĩa là chỉ mang công nghệ số vào mà là sự tiến hóa của cả công ty, đội ngũ nhân viên sẵn sàng thay đổi măng - sét. Và, chúng tôi phải "cấy" vào đó những gen chuyển đổi số", ông Thông nhấn mạnh.

Theo CEO PNJ, chuyển đổi số là quá trình tiến hóa của doanh nghiệp thì đó phải sự thay đổi tế bào gốc, hình thành nên xương, cơ, hô hấp của công ty là nhân sự. Bộ máy nhân sự phải được sắp xếp, nhân sự trên toàn quốc phải liên hệ với nhau như thế nào, ra sao. Đó là sự thay đổi tế bào, hình thành nên tế bào mới. Đó phải là sự thèm khát theo kiểu tại sao phải đổi mới?

"Lần đầu chúng tôi nghe về chuyển đổi số thì thấy rất hấp dẫn nhưng quá trình tiến hóa là quá trình lột da để lớn lên rất đau đớn, không thể như mơ, không thể nhẹ nhàng. Đã phải thử qua những bước tiến, bước lùi. Chẳng hạn, áp dụng công nghệ nhưng nhân viên chưa sẵn sàng, lại phải quay lại vấn đề con người rồi mới áp dụng công nghệ…", ông Thông bộc bạch.

…Nhưng phải quyết tâm và lì lợm

CEO PNJ chỉ ra những yếu tố và phương pháp để một doanh nghiệp có thể tiến vào kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thứ nhất, doanh nghiệp phải hiểu khi mang công nghệ vào, cách làm mới vào sẽ tạo ra rất nhiều khối lượng công việc cho nhân viên. Từ đó mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ rất nhanh, có thể gấp 2-3 lần.

Thứ hai, tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp rất dễ rơi vào cái bẫy, đó là: Chuyển đổi số chỉ là cái vỏ bề ngoài còn tư duy, măng - sét, tổ chức vẫn chưa thực sự tiến hóa. Tiến hóa là phải từ trong gen chứ không phải thay đổi bên ngoài. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế quy trình mới tương ứng với công nghệ mới.

CEO PNJ: Chuyển đổi số là một quá trình tiến hoá, nếu không đủ lì lợm doanh nghiệp sẽ “lụt” - Ảnh 1.

Và đó phải là sự thay đổi dần dần, thay từ tế bào gốc, từ gen

Thứ ba, nội lực bên trong: Tiến hóa không phải là mua cái mới gắn vào là xong mà đó là sự thay đổi dần dần. Nếu thay đổi quá nhanh sẽ bị sốc, thay đổi quá chậm thì là chừa chỗ cho đối thủ. Do đó, thời gian chuyển đổi số phải được doanh nghiệp kiểm soát. Đồng thời chuẩn bị một số nhân sự cốt cán cho quá trình chuyển đổi số, chẳng hạn gửi trước một số nhân sự đi học, mời một số startup vào làm, bởi họ là những đối tượng có sáng kiến/ý tưởng liên quan đến đến chuyển đổi số.

Bên cạnh việc thúc đẩy tốt yếu tố bên trong cần thêm nguồn lực bên ngoài hỗ trợ. Nếu chỉ thuần túy là nguồn lực bên trong thì rất khó sẵn sàng cho sự tiến hóa. Tuy vậy, để bên trong chấp nhận làm được với bên ngoài cũng là một quá trình của doanh nghiệp. Vì thế, bản thân doanh nghiệp cần chuẩn bị văn hóa để trong - ngoài hội nhập. "Để tiến hóa thì không chỉ thuần túy là con người hay công nghệ, chiến lược mà cần rất nhiều mối quan hệ khác nhau tham gia", ông Thông nhấn mạnh.

Thứ tư, doanh nghiệp phải quyết tâm và lì lợm rằng đang đi đúng con đường, tiếp tục chiến đầu chứ không thể "lụt": Chuyển đổi số không phải là quá trình chuyển đổi thấy được kết quả mà là tiến hóa. Mà tiến hóa thì không có điểm dừng. Có thể 3-6 tháng, thậm chí là 1 tháng là có công nghệ mới, thậm chí phủ nhận công nghệ cũ. Do đó, doanh nghiệp vừa phải nhanh, vừa phải quyết tâm và có độ lì lợm.

Chẳng hạn, có một thực tế, khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, hệ thống mới sẽ nảy sinh một số cản trở nhất định như: Tại sao công ty này làm việc nhiều quá vậy; tỉ lệ rời công ty năm nay cao vọt…. khi đó, ban lãnh đạo ngồi lại với nhau phân tích rằng, khi triển khai hệ thống mới nhanh nhất là 4 tháng, hoặc một năm mới quay trở lại bình thường. Với việc đối mặt những tình huống cản trở, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải đủ lì lợm để thấy rằng mình đang đi đúng đường, tiếp tục chiến chứ không có "lụt", là mình đang tiến hóa lên phía trước.

"Sự tiến hóa thường không đi theo một hướng, có thể theo nhiều hướng gió khác nhau. Cho nên, tầm nhìn của người lãnh đạo rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Chính vì thị trường rất nhanh nên tầm nhìn của người lãnh đạo phải "động", công nghệ liên tục thì tầm nhìn phải mới. Không thể lấy tầm nhìn vạch ra 3-5 trước rồi xài dần mà cần thay đổi liên tục, hợp thời", CEO PNJ nhấn mạnh.

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
3 giờ trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
2 giờ trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
50 phút trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
Không phải điều hòa, 9 thiết bị quen thuộc này đang âm thầm "ngốn điện" kinh khủng, lý do hóa đơn tăng cao chóng mặt là đây!
5 phút trước
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng điều hòa mới là thứ "ngốn" điện nhất trong nhà. Tuy nhiên, sau khi tham khảo mức tiêu thụ điện của các thiết bị gia dụng dưới đây thì có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đấy.
Hai 'khách sộp' tăng mạnh nhập nông sản Việt Nam
20 phút trước
Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.