Chân dung doanh nghiệp quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thời gian hoạt động 100 năm

09/11/2022 07:37
Pháp nhân đầu tư và khai thác tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông là công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, tên giao dịch là công ty đường sắt Hà Nội hay còn gọi Metro Hà Nội.

Metro Hà Nội hoạt động dưới mô hình công ty TNHH MTV, 100% vốn Nhà nước, thành lập theo Quyết định số 6266/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty hoạt động theo quy định của pháp luật, Luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. Thời gian hoạt động của công ty là 100 năm.

Chủ sở hữu công ty là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của công ty là chủ tịch Hội đồng thành viên, hiện nay là ông Vũ Hồng Trường.

Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm hoạt động là 1.781,8 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt). Chi tiết: vận hành hành khách trong nội thành, ngoại thành bằng đường sắt đô thị.

Công ty hiện quản lý và khai thác 2 tuyến đường sắt: Tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội.

Trong đó, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km đi trên cao, có 12 nhà ga đã góp phần giái tỏa "sức ép" giao thông vào các giờ cao điểm. Tuyến đường đang góp phần giảm mật độ phương tiện trên hành lang đường bộ phía tây nam thủ đô, tạo thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng.

Mỗi đoàn gồm 4 toa, sức chở tối đa 960 người/đoàn, tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/giờ. Thời gian đoàn tàu di chuyển toàn tuyến hết 23 phút.

 Chân dung doanh nghiệp quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thời gian hoạt động 100 năm - Ảnh 1.

Nguồn: Báo Người lao động.

Công ty đặt kế hoạch trong năm 2022 đạt sản lượng 89.275 lượt tàu, tạo ra doanh thu vận chuyển hành khách (bán vé) hơn 76 tỷ đồng. Tổng doanh thu kế hoạch năm 2022 là 476 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17 tỷ đồng.

Nếu so sánh kế hoạch này với con số doanh thu chỉ hơn 7,4 tỷ đồng trong năm 2021 sẽ thấy có sự chênh lệch rất lớn. Để giải thích cho con số này, có thể nhắc tới các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, doanh thu bán vé chỉ là một phần doanh thu của Metro Hà Nội. Theo Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 của UBND thành phố Hà Nội, doanh thu bao gồm: Thu từ vé + Trợ giá của thành phố + Các nguồn thu khác (nếu có).

Doanh thu năm 2021 chỉ có hơn 7,4 tỷ đồng bao gồm doanh thu bán vé 5,3 tỷ đồng và doanh thu tài chính (lãi tiền gửi có kỳ hạn), hoàn toàn chưa tính đến phần trợ giá của thành phố.

Cũng với điều này, có thể hiểu vì sao doanh thu vận chuyển hành khách công cộng theo kế hoạch năm 2022 của Metro Hà Nội chỉ hơn 76 tỷ đồng chỉ bằng 16% tổng doanh thu kế hoạch 476 tỷ đồng.

Thứ hai, sở dĩ doanh thu năm 2021 của Metro Hà Nội thấp vì tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông được chính thức đưa vào vận hành từ 6/11/2021, chỉ có 56 ngày vận hành trong năm 2021, trong đó có 15 ngày đầu chở khách miễn phí.

Số ngày thực tế thu vé trong năm 2021 là 41 ngày với doanh thu 5,3 tỷ đồng, tương đương 129 triệu đồng/ngày.

Thứ ba, trong năm 2022, lượng hành khách đi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được dự báo sẽ ngày càng tăng. Đặc biệt từ khu vực Hà Đông di chuyển vào nội thành dễ dàng và thuận tiện hơn có thể tạo ra một xu hướng chuyển dịch nơi ở về địa lý và sử dụng tàu điện nhiều hơn.

Theo báo Quân đội nhân dân, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Metro Hà Nội, ông Vũ Hồng Trường cho biết khoảng 70% hành khách sử dụng vé tháng khi đi tàu điện. Vào ngày lễ 2-9, Metro Hanoi đón 55.000 lượt khách.

Từ đầu tháng 9, khi nhu cầu khách đi tàu tăng cao, Metro Hanoi tăng thêm 2 đoàn tàu, nâng tổng số lên 9, giờ cao điểm chạy 6 phút/chuyến, giờ bình thường 10 phút/chuyến, thay vì tần suất 10 phút/chuyến như trước.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
10 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
57 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.