Châu Á có thể 'giải cứu' dầu giá rẻ của Nga rất nhiệt tình nhưng với than thì không chắc

12/04/2022 12:11
Trong tất cả các thị trường, thị trường châu Á có ý nghĩa rất lớn với Nga, đóng vai trò là nơi thay thế các thị trường bị mất trong xuất khẩu sang châu Âu. Nhưng có vẻ như châu Á sẽ khó đáp ứng được điều mà Nga mong muốn khi lượng than nhập khẩu sẽ giảm dần trong những tháng tới.

Theo Reuters, hôm 8/4, Liên minh Châu Âu đã đồng thuận áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm cấm nhập khẩu than. Tổng khối lượng than Nga xuất khẩu sang châu Âu là 48,7 triệu tấn vào năm 2021

Đáp trả lệnh trừng phạt vào ngay cuối ngày hôm , Nga cho biết xuất khẩu than sẽ được chuyển hướng sang các thị trường khác và lệnh cấm sẽ phản tác dụng đối với châu Âu.

Tuy nhiên, Moscow có thể gặp phải một cú sốc bởi dấu hiệu cho thấy lượng nhập khẩu than của lục địa đông dân nhất thế giới sẽ giảm dần trong những tháng tới.

Châu Á có thể giải cứu dầu giá rẻ của Nga rất nhiệt tình nhưng với than thì không chắc - Ảnh 1.

Các nước châu Á nhập khẩu than từ Nga.

Châu Á ngày càng nhập khẩu ít đi

Cùng ngày, Nhật Bản, nhà nhập khẩu than lớn thứ ba thế giới, tuyên bố cấm nhập khẩu từ Nga và sẽ tìm các nguồn cung thay thế.

Nga đã cung cấp khoảng 11% lượng than nhập khẩu của Nhật Bản vào năm 2021. Do đó, việc ngừng mua hàng từ Nga có thể khiến Nhật Bản sẽ phải trả một khoản chi phí cao, do các lựa chọn nguồn cung thay thế từ các công ty của Australia và Mỹ.

Trước khi tuyên bố ngừng nhập khẩu, Nhật Bản đã tự cắt giảm lượng than nhập khẩu từ Nga. Các nhà phân tích hàng hóa Kpler ước tính nhập khẩu trong tháng 4 sẽ đạt khoảng 687.000 tấn, giảm so với mức 871.000 trong tháng 3 và 1,57 triệu vào tháng 2.

Nếu Nhật Bản cắt giảm hoàn toàn lượng than của Nga, điều đó có nghĩa là gần 20 triệu tấn than sẽ phải tìm kiếm người mua mới - do Nhật Bản nhập khẩu khoảng 19,73 triệu tấn than từ Nga năm 2021.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu than lớn nhất thế giới, dường như sẽ là một điểm đến rõ ràng cho than của Nga bởi thời gian qua Bắc Kinh luôn hỗ trợ đối với Moscow.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang xem xét việc hạn chế tổng nhập khẩu than lên tới 30% trong năm nay trong bối cảnh sản lượng nội địa kỷ lục và chi phí nhập khẩu cao.

Trung Quốc đã hành động để giới hạn giá than trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất điện. Động  này khiến than nhiệt nhập khẩu phần lớn không có tính cạnh tranh, ngoài việc than từ Indonesia được sử dụng để trộn với than trong nước có hàm lượng tro cao hơn. Lượng than trên được sử dụng trong các nhà máy điện ở phía nam của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đã nhập khẩu ít than của Nga hơn trong những tháng gần đây, với dữ liệu Kpler về lượng khách đến bằng đường biển cho thấy lượng than nhập khẩu giảm dần từ 2,8 triệu tấn trong tháng 1 xuống 2,34 triệu trong tháng 2 và còn 2,4 triệu tấn trong tháng 3.

Điều này trái ngược với khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm ngoái, khi nhập khẩu đường biển hàng tháng của Trung Quốc từ Nga không dưới 3 triệu tấn và đạt mức cao nhất là 5,32 triệu vào tháng 8 năm ngoái, theo Kpler.

Trong khi Trung Quốc có thể vui mừng khi mua được than giảm giá của Nga, vẫn còn câu hỏi liệu họ có cần tăng khối lượng hay không, trong  sản lượng nội địa đang tăng  và khả năng than của Nga không phù hợp để thay thế cho than của Indonesia.

Hàn Quốc, nhà nhập khẩu than lớn thứ tư của châu Á, cũng đang tránh xa hàng hóa của Nga, với ít nhất một công ty điện lực ngừng mua sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào ngày 24/2. Theo Kpler, Hàn Quốc đã mua khoảng 1,2 triệu đến 1,5 triệu tấn than mỗi tháng.

Ngoài một số nước nhập khẩu than lớn tại châu Á, Nga có thể tìm đến một số nước nhỏ hơn vốn đang phải vật lộn vì giá năng lượng quá cao.

Tuy nhiên, ngay cả khi một số nước như Pakistan và Bangladesh mua than của Nga thì cũng không đủ bù đắp được những khoảng trống từ các nước lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... để lại.

Ấn Độ - niềm hy vọng của Nga 

Ấn Độ, nhà nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới, có lẽ là niềm hy vọng tiềm năng nhất của Nga ở châu Á vì New Delhi cũng đã từ chối lên án cuộc xung đột Nga - Ukraine và sẽ quan tâm đến việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ hơn.

Ấn Độ không phải là nước mua than lớn của Nga. Dữ liệu của Kpler cho thấy nước Nam Á này nhập khẩu 1,04 triệu tấn trong tháng 3 và đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2020.

Lượng than nhập khẩu từ Nga là từ 400.000 đến 600.000 tấn, khiến Nga trở thành nhà cung cấp thứ yếu cho Ấn Độ so với Australia, Indonesia và Nam Phi.

Nhưng theo dữ liệu của GlobalCOAL, giá than nhiệt của Úc tại cảng Newcastle vào tuần trước là 297,40 USD/tấn, tại Nam Phi là 265 USD, Ấn Độ đơn giản là không đủ khả năng nhập khẩu với mức giá này vì các nhà máy điện sẽ ồ ạt thua lỗ.

Câu hỏi đặt ra cho thị trường là liệu Ấn Độ có thể mua than của Nga với mức chiết khấu đủ lớn để khiến nó trở nên đáng mua hay không, đặc biệt là với các chuyến đi biển tương đối dài, cần đến từ cả các cảng châu Âu hoặc châu Á của Nga.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/chau-a-co-the-giai-cuu-dau-gia-re-cua-nga-rat-nhiet-tinh-nhung-voi-than-thi-khong-chac-20220412095946226.chn

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
5 giờ trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
5 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
4 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
3 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
3 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.970.632 VNĐ / tấn

159.80 JPY / kg

0.82 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.666.831 VNĐ / tấn

19.09 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
15 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Khách đặt trước cả tháng, quán ăn ở Hà Nội kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4
19 giờ trước
Lượng khách đặt bàn trước tăng đột biến khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội kín chỗ, phải khóa sổ từ trước khi kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bắt đầu.
Giá thịt lợn hơi tăng cao, vì sao doanh nghiệp lo lắng?
19 giờ trước
Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 63.000-64.000 đồng/kg, dự báo sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
20 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.