Chủ tịch Việt Thắng Jeans: Sắp tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa

26/05/2020 17:55
Theo ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, Chủ doanh nghiệp Việt Thắng Jeans, khoảng 20% đến 30% doanh nghiệp dệt may tại TPHCM trong tổng số 600 doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản. Và thời gian sắp tới sẽ còn nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Trí Thức Trẻ đã liên hệ với ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, sau khi nhiều nguồn thông tin về công ty giày da Huê Phong tại Gò Vấp (TPHCM) đóng cửa, ông Việt cho biết sắp tới đây tại TPHCM sẽ có nhiều doanh nghiệp dệt may phải phá sản vì khó khăn do Covid-19 gây ra.

Cụ thể ông Việt đưa ra con số rằng ở TPHCM, có khoảng 600 doanh nghiệp dệt may. 50% trong số này có khả năng sống sót, đa số đều là những doanh nghiệp lớn, có tích lũy theo thời gian. Có đến khoảng 20% đến 30% doanh nghiệp dệt may ở đây đang đứng trước nguy cơ phá sản vì Covid-19. Ngành dệt may tập hợp nhiều công nhân, đùm bọc, chia sẻ với nhau nên sống đến khi nào không thể nữa thì phải dừng. Số còn lại đang cố sống "vật vờ" qua ngày tháng.

Chủ tịch Việt Thắng Jeans: Sắp tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa - Ảnh 1.

Ông Việt phân tích, dệt may có 2 giá trị cốt lõi. Thứ nhất là công nhân. Thứ hai là thị trường. Ngành dệt may đang đối mặt với khó khăn rất lớn về thị trường. Vì hiện ở Mỹ, châu Âu đóng băng do dịch bệnh bùng phát, chưa khống chế được. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra. Bên cạnh đó, ở những nước dịch bệnh đã ổn hơn thì nhu cầu tiêu dùng cũng thay đổi. Người tiêu dùng sẽ tập trung vào đồ dùng thiết yếu trước, sau đó mới đến thời trang trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Ngay cả những doanh nghiệp nằm trong con số 50%, trong thời gian qua sản xuất khẩu trang để cầm cự nhưng nếu khẩu trang không còn tiêu thụ được nữa thì khó khăn cũng chồng chất dù trong thời gian qua chính phủ cũng hỗ trợ cho ngành.

Bản thân ông Việt cũng là chủ doanh nghiệp Việt Thắng Jeans. Ông cho biết Việt Thắng cũng đang cầm cự. Với mức chi khoảng hơn 30 tỉ đồng/tháng cho công nhân, công ty đang gặp rất nhiều khó khăn khi doanh thu giảm đến 80%.

Trước đó, tại hội thảo Giải bài toán nhân sự trong và hậu dịch, ông Phạm Văn Việt đã chia sẻ về những trở ngại đối doanh nghiệp dệt may. Ông Phạm Văn Việt cho biết cho biết ngành dệt may sử dụng lượng lao động lớn, do đó khi dịch bệnh xảy ra ngành bị ảnh hưởng khá năng nề. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành rất bất ngờ với những tác động tiêu cực của nó đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị, nhân sự.

Khi dịch bệnh diễn ra ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang lấy nguyên liệu ở nơi khác. Tuy nhiên, sau đó thì các điểm dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ khiến đầu ra bị ảnh hưởng nặng nề. Đầu tháng 3 vừa qua, châu Âu có thông báo ngưng nhập hàng trong 1 tháng, Mỹ cũng ngưng hàng trong 3 tuần.

Khi các khách hàng ở thị trường nhập khẩu chủ lực tạm ngưng nhận hàng thì đồng nghĩa 60-70% đơn hàng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Khi đó, doanh nghiệp trông chờ vào các thị trường còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở Nhật vẫn đang còn nhiều căng thẳng. Hàn Quốc tình hình dịch bệnh đang kiểm soát tốt hơn nhưng nhìn chung, sức mua đã giảm rất nhiều.

Trong tình hình khó khăn chung, ông Việt cho rằng Việt Nam đã khống chế dịch Covid-19 rất tốt và ông hy vọng thời gian tới, tình hình thế giới ổn hơn để bức tranh chung cho ngành dệt may tươi sáng hơn.

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
2 giờ trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
2 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
3 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Thị trường ngày 25/4: Giá dầu và vàng quay đầu giảm, quặng sắt cao nhất 6 tuần
4 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 24/4, giá dầu và vàng quay đầu giảm, trong khi đồng, thép cây, cà phê, đường và lúa mì... đồng loạt tăng, quặng sắt cao nhất 6 tuần.
Giá USD hôm nay 25/4: Thế giới phục hồi, trong nước "hạ nhiệt"
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 25/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 25/4 hiện đang ở mức 24.264 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.051-25.477 đồng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.