Chưa qua tháng Giêng dồn dập báo tin kỷ lục: Gom đủ 50 tỷ USD

Tháng 1/2022, nhiều nhóm hàng chủ lực ngành nông nghiệp báo tin lập kỷ lục xuất khẩu mới. Nông nghiệp đặt mục tiêu xuất nông sản gom về 50 tỷ USD, song không thể đánh cược với may rủi thị trường.

Tháng 1/2022, nhiều nhóm hàng chủ lực ngành nông nghiệp báo tin lập kỷ lục xuất khẩu mới. Nông nghiệp đặt mục tiêu xuất nông sản gom về 50 tỷ USD, song không thể đánh cược với may rủi thị trường.

 

Thiết lập thêm kỷ lục mới

Thông tin từ Bộ NN-PTNT, năm 2021, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt kết quả cao kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, nông sản chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%...

Tháng 1 năm nay, nhiều ngành hàng chủ lực của ngành nông nghiệp tiếp tục báo tin vui khi xuất khẩu lập kỷ lục mới.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập đỉnh lịch sử, đạt gần 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế mạnh này của Việt Nam lần thứ 3 ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt 1,5 tỷ USD/tháng.

Chưa qua tháng Giêng dồn dập báo tin kỷ lục: Gom đủ 50 tỷ USD
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kỷ lục mới (ảnh: TL)

Thu về 1,55 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong tháng đầu năm 2022 và nằm trong top 3 nhóm hàng tăng trưởng ở mức hai con số.

Trong tháng đầu tiên năm nay, xuất khẩu thuỷ sản cũng đạt 872 triệu USD, tăng tới 43,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là tháng đầu tiên ghi nhận con số xuất khẩu cao hiếm trong lịch sử xuất khẩu của ngành thuỷ sản khi vượt mốc 800 triệu USD.

Thuỷ sản xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, như sang Mỹ tăng 82%, Nhật Bản tăng 19,25%, EU tăng 63,86%, Hàn Quốc tăng 15,44%, Trung Quốc tăng hơn 62%...

Ở ngành rau quả, dù tháng 1/2022 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gần như bị "tê liệt" song, thống kê sơ bộ xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 1/2022 vẫn đạt khoảng 301 triệu USD, tăng 0,3% với tháng 12/2021 (tháng cao điểm xuất khẩu của năm) và tăng tới 16% so với 260 triệu USD cùng kỳ năm 2021.

Không đánh cược vào may rủi thị trường

Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu rau quả đạt con số tăng trưởng cao trong tháng đầu năm là nhờ những thị trường mới. Hoạt động xuất khẩu được các doanh nghiệp duy trì xuyên Tết Nguyên đán, những lô hàng xuất bán đi khắp các thị trường Mỹ, EU, Úc... góp phần tạo nên doanh thu xuất khẩu ấn tượng.

Vài năm trở lại đây, Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng rau quả. Cơ cấu thị trường trong năm 2021 có sự chuyển dịch rõ rệt khi tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang EU, Mỹ tăng, còn tỷ trọng xuất sang thị trường Trung Quốc giảm dần.

Chưa qua tháng Giêng dồn dập báo tin kỷ lục: Gom đủ 50 tỷ USD
Xuất khẩu nông lâm sản cần có chiến lược bài bản để bền vững hơn (ảnh: KT)

Năm 2022, hoạt động xúc tiến mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, xuất khẩu rau quả tự tin với mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay.

Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được đánh giá là có nhiều cơ hội tại thị trường EU. Các doanh nghiệp có thể khai thác tối đa ưu đãi, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để nâng cao thị phần.

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - nhận định, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 có thể đạt 17,5-18 tỷ USD. 

Về xuất khẩu thuỷ sản, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, năm 2022, Bộ sẽ đẩy mạnh để đạt mục tiêu vượt 9 tỷ USD. Năm 2021 dù khó khăn vẫn đạt giá trị xuất khẩu 8,9 tỷ USD.

“Tuy nhiên, chúng ta không thể yên tâm những gì đã có, phải đủ năng lực để phản ứng với những yêu cầu của thị trường để duy trì đà tăng trưởng, duy trì giá trị xuất khẩu để Việt Nam trở thành bếp của thế giới”, ông nói.

Ông Tiên khuyến cáo, các thị trường quan trọng Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều có quy chuẩn riêng. Các doanh nghiệp, trang trại, người nông dân phải hiểu rằng phải bán gì người ta cần chứ không phải bán cái gì ta có.

Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ quý 1/2022 mới đây, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ông vừa gặp gỡ nhiều doanh nghiệp và bà con nông dân ở ĐBSCL và thấy rằng xung lực, hay khả năng phục hồi nhanh của doanh nghiệp sau dịch Covid-19.

Nhiều nông sản, trái cây như thanh long, mít, xoài... được mùa, được giá. Do đó, ông tự tin năm 2022, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sẽ đạt và vượt 50 tỷ USD.

Song, Bộ trưởng nhấn mạnh, không thể đánh cược trên sự may rủi thị trường mà phải phấn đấu để làm chủ được thị trường. Khi mở cửa được thị trường, cần xây dựng và chuẩn hoá vùng nguyên liệu.

Thời gian tới, nếu xây dựng được chiến lược xuất khẩu cho từng mặt hàng, hệ thống lại vùng sản xuất theo xu hướng chung của thế giới (hướng tiêu dùng xanh), tính toán giảm chi phí đầu vào sản xuất, xây dựng được đồng hộ hệ thống logistics... thì xuất khẩu nông sản không chỉ đạt và vượt 50 tỷ USD mà còn đảm bảo bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tự tin.

Tâm An

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
2 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
2 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
3 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
3 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
4 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.461.270 VNĐ / tấn

16.38 UScents / lb

5.13 %

+ 0.80

Cacao

COCOA

212.246.200 VNĐ / tấn

8,101.00 USD / mt

1.51 %

- 124.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.814.093 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.036 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.156.326 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.011.467 VNĐ / tấn

277.40 USD / ust

0.22 %

+ 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Mời chuyên gia Trung Quốc kiểm tra thực địa sầu riêng, gỡ vướng cho xuất khẩu
8 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, đã mời đoàn chuyên gia của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng vào giữa tháng 7. Đây là bước đi nhằm khôi phục đà tăng cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực này sau giai đoạn chững lại do các rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm.
Đàn lợn sắp xuất chuồng bị điện giật chết, chủ trang trại thiệt hại hàng trăm triệu đồng
8 giờ trước
Trong đêm, hệ thống điện ở trang trại bị rò rỉ khiến đàn lợn 70 con của gia đình anh Vũ Văn Thường (trú phường Quỳnh Mai, Nghệ An) bị chết, gây thiệt hại khoảng 700 triệu đồng.
Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá siêu rẻ - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn chi tiền tỷ nhập khẩu
10 giờ trước
Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm.
Vải thiều đại hạ giá tại TPHCM
22 giờ trước
Vải thiều tươi đang đổ về TPHCM rất nhiều, từ chợ truyền thống đến xe đẩy bán dạo, vỉa hè… với giá chỉ từ 20.000 – 25.000 đồng/kg; thậm chí có nơi chỉ rao với giá 15.000 đồng mỗi ký vải thiều đưa từ miền Bắc vào.