Con đường xây dựng khối tài sản gần 92 tỷ USD của tỷ phú giàu nhất châu Á

19/09/2021 10:44
Sau khi tiếp quản công ty của gia đình, Mukesh Ambani đã đưa Reliance Indutries thành tập đoàn hàng đầu Ấn Độ còn bản thân ông là người giàu nhất châu Á. Gia đình ông hiện sống tại một trong những dinh thự đắt đỏ nhất thế giới.

Theo Bloomberg Billionaires Index, Mukesh Ambani – ông chủ đế chế đa ngành Reliance Industries hiện sở hữu khối tài sản trị giá 91,8 tỷ USD. Ông Ambani là người giàu nhất châu Á và xếp thứ 11 thế giới, ngay sau nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Thậm chí tỷ phú Ấn Độ này từng có thời điểm nằm trong Top 4 người giàu nhất thế giới trên bảng xếp hạng của Bloomberg vào tháng 8 năm ngoái.

Cuộc chiến thừa kế

Khối tài sản khổng lồ của gia đình Ambani bắt nguồn từ nhà sáng lập Reliance Indutries, Dhirubhai Ambani – cha của Mukesh Ambani. Năm 1960, ông Dhirubhai từ bỏ công việc nhân viên tại trạm xăng ở Suez và trở về quê hương Gujarat (Ấn Độ) để xây dựng công ty Reliance Commercial cùng với anh trai.

5 năm sau, ông tách riêng ra và tiếp quản mảng sản xuất sợi tổng hợp polyester. Năm 1977, Dhirubhai sáng lập Reliance Industries và lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực hóa dầu và viễn thông.

Nhà sáng lập Reliance Dhirubhai Ambani nuôi dạy hai người con Mukesh và Anil rất nghiêm khắc. Cuối tuần, ông thường dẫn họ đi chơi ngoài trời, khuyến khích con đi bộ 10 km dưới trời mưa và dùng một hộp xoài làm phần thưởng. Ông từng phạt giam con mình trong garage 2 ngày, chỉ được uống nước và ăn bánh roti vì gây rối khi nhà có khách.

Cả Mukesh và Ambani đều được cha cho tham gia vào hoạt động kinh doanh rất sớm. Những năm 20 tuổi, họ đã đảm nhận vai trò nổi bật trong công ty. Mukesh là người quản lý các nhà máy, trong đó có nhà máy polyester trong nước đầu tiên của Reliance. Còn Anil phụ trách các hoạt động liên quan đến chính phủ, nhà đầu tư và báo chí.

Con đường xây dựng khối tài sản gần 92 tỷ USD của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 1.

Tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani. Ảnh: FT

Năm 2002, ông Dhirubhai qua đời nhưng không để lại di chúc, vì vậy đế chế Reliance Industries được để lại cho cả 2 người con trai điều hành. Giữa Mukesh và Anil nảy ra cuộc chiến giành quyền lực và dẫn tới mối quan hệ đối đầu. Có thời điểm, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ còn phải đề nghị hai anh em hàn gắn quan hệ.

Vụ tranh chấp tài sản kéo dài 3 năm cho đến khi mẹ của họ, bà Kokilaben Ambani, phải ra tay can thiệp. Ông Mukesh sau đó nắm quyền tại các doanh nghiệp hóa dầu, trong khi em trai Anil phụ trách các dự án mới trong lĩnh vực tài chính, cơ sở hạ tầng, điện và viễn thông.

Bước lên đỉnh cao

Sau cuộc chia tách, cuộc đời hai anh em Mukesh và Anil đã rẽ theo 2 hướng hoàn toàn trái ngược. Nếu như người anh Mukesh trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á và được dự đoán sẽ sớm gia nhập câu lạc bộ tài sản 100 tỷ USD, người em Anil lại rơi vào cảnh phá sản và suýt phải đi tù.

Trong khi năng lượng vẫn là trụ cột chính của Reliance, Mukesh quyết định nhảy vào mảng viễn thông dù thời điểm đó chỉ nửa dân số Ấn Độ có điện thoại di động. Năm 2016, Reliance ra mắt Jio – nhà mạng cam kết có giá cước rẻ hơn nhiều so với các đối thủ.

Với Jio, Mukesh không chỉ đơn giản tham gia mà còn muốn thống trị thị trường viễn thông Ấn Độ. Ông tin có thể làm được điều đó bằng cách biến hàng trăm triệu người nghèo chưa dùng di động trở thành người tiêu dùng trực tuyến.

Với lượng tiền mặt khổng lồ, Reliance sẵn sàng đốt tiền nhiều năm để tung ra các gói dịch vụ siêu rẻ nhằm xây dựng tập khách hàng lớn, trung thành để sau này mang lại lợi nhuận. Công ty này phát triển nhanh chóng và khiến nhiều đối thủ phải rút lui khỏi lĩnh vực di động hoặc lâm vào cảnh phá sản. Và Reliance Communications của người em Anil là một trong số những đối thủ thất bại đó.

Tại cuộc họp cổ đông vào năm 2019, tỷ phú Mukesh từng tự hào tuyên bố đây là “thập kỷ vàng của Reliance”.

Con đường xây dựng khối tài sản gần 92 tỷ USD của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 2.

Gia đình tỷ phú giàu nhất châu Á. Ảnh: Reuters


Năm 2020, tài sản của Mukesh tiếp tục tăng vọt khi mảng kỹ thuật số của tập đoàn nhận được hàng tỷ USD đầu tư từ Facebook, Silver Lake, BP Plc... Ấn Độ đang thu hút sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Thung lũng Silicon. Những “gã khổng lồ” công nghệ đều muốn hưởng lợi từ lĩnh vực kỹ thuật số phát triển nhanh chóng của quốc gia đông dân thứ hai thế giới.

Bên cạnh đó, đế chế dầu mỏ Saudi Aramco cũng được cho là đang tìm cách mua lại cổ phần trong lĩnh vực lọc dầu của Reliance, trong một thương vụ có thể lên tới 25 tỷ USD.

Cách đây không lâu, ông Ambani tuyên bố một kế hoạch đầy tham vọng là đầu tư 10 tỷ USD vào năng lượng sạch, đánh dấu một sự dịch chuyển mới cho tập đoàn đắt giá nhất Ấn Độ. Cổ phiếu Reliance đã tăng 4,1%, đạt mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 3/9 ở Mumbai, sau khi ông Ambani cho biết công ty sẽ “quyết liệt” theo đuổi việc sản xuất năng lượng sạch hydrogen với chi phí rẻ hơn.

Cuộc sống sang chảnh

Gia đình tỷ phú Mukesh Ambani sống tại một trong những dinh thự đắt đỏ nhất thế giới. Mang tên Antilia, cao ốc 27 tầng nhà Ambani được cho là có chi phí xây dựng lên tới 1 tỷ USD. Antilia có nhiều bể bơi, phòng khiêu vũ, một khu vườn trải dài 3 tầng, 6 tầng đỗ xe, 3 bãi đỗ trực thăng và có thể chịu được động đất 8 độ richter. Tòa nhà này cần tới 600 nhân viên vận hành và phục vụ.

Năm 2019, gia đình ông Mukesh đã tổ chức lễ cưới cho con trai Akash tại chính dinh thự này. Đám cưới của Akash Ambani là một sự kiện kéo dài trong nhiều ngày bao gồm bữa tiệc diễn ra tại dinh thự Antilia với sự tham gia của 1.600 khách mời.

Khách mời đến tham dự lễ cưới gồm nhiều chính trị gia, nhân vật nổi tiếng và ngôi sao thể thao. Trong đó có thể kể đến Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cùng phu nhân, cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon và phu nhân, vợ chồng CEO Google Sundar Pichai, Hoa hậu thế giới 2000 Priyanka Chopra...

Con đường xây dựng khối tài sản gần 92 tỷ USD của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 3.

Dinh thự 27 tầng nơi gia đình ông Ambani sống. Ảnh: Reuters


Trước đó, đám cưới của con gái ông Mukesh -  Isha Ambani và Anand Piramal, người thừa kế đế chế dược phẩm và bất động sản lớn tại Ấn Độ cũng được đánh giá là một trong những đám cưới xa hoa nhất tại châu Á trong năm 2018. Các hoạt động trước lễ cưới được tổ chức tại thành phố Udaipur, trong lâu đài tráng lệ từ thế kỷ 16 City Palace.

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
2 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
3 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
4 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
4 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
4 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.