Con số "khủng" về số lượng người gia nhập FPT trong 9 tháng đầu năm, lãnh đạo vẫn 'kêu' thiếu lao động do đại dịch

26/10/2021 00:33
Nhân sự của FPT đã tăng thêm hơn 4.400 người trong 9 tháng đầu năm, trong đó riêng quý 3 là 2.000 người.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 của CTCP FPT ghi nhận tổng số nhân viên tập đoàn tại thời điểm 30/9/2021 là 35.059 người. Lượng nhân của FPT tăng thêm 2.058 người riêng trong quý 2 và tăng 4.408 người kể từ đầu năm.

Trong điều kiện quý 3 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do ảnh hưởng của đợt dịch thứ 4, việc nhân sự của FPT tiếp tục tăng thêm hàng nghìn người là điều tương đối ấn tượng.

Trên sàn chứng khoán, lực lượng nhân sự của FPT xếp thứ hai sau CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG).


Tuyển thêm hàng nghìn nhân sự kể từ đầu năm, lãnh đạo FPT vẫn kêu thiếu lao động do ảnh hưởng của đại dịch - Ảnh 1.


Doanh thu thuần của FPT trong quý 3 đạt 8.725 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.375 tỷ đồng, tăng 20%.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận của FPT lần lượt đạt 24.953 tỷ đồng và 3.785 tỷ đồng, tăng trưởng 18% và 19%. Nếu tính hệ số bình quân, trung bình mỗi nhân sự FPT tạo ra doanh thu 759 triệu đồng trong giai đoạn này.

Tuyển thêm hàng nghìn nhân sự kể từ đầu năm, lãnh đạo FPT vẫn kêu thiếu lao động do ảnh hưởng của đại dịch - Ảnh 2.

Về cơ cấu theo bộ phận, doanh thu mảng viễn thông đạt 8.822 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.600 tỷ đồng; doanh thu nội dung số 410 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 183 tỷ đồng; doanh thu xuất khẩu phần mềm 10.415 tỷ đồng, lợi nhuận 1.732 tỷ đồng; doanh thu giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống và dịch vụ tin học (chuyển đổi số) 3.370 tỷ đồng, lãi trước thuế 332 tỷ đồng; doanh thu từ đầu tư và giáo dục 2.192 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.676 tỷ đồng. Xin lưu ý, doanh thu và lợi nhuận loại trừ khi hợp nhất lần lượt là 855 tỷ đồng và 1.948 tỷ đồng.

Tuyển thêm hàng nghìn nhân sự kể từ đầu năm, lãnh đạo FPT vẫn kêu thiếu lao động do ảnh hưởng của đại dịch - Ảnh 3.

Trong một buổi chia sẻ cách đây ít tuần cùng các CEO, ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom cho biết trong mùa dịch FPT ở trong trạng thái chiến đấu và thậm chí còn bận hơn.

Theo ông Tiến, trong đại dịch, ban điều hành FPT rút ra 4 điểm:

- Thứ nhất, chuyển từ quản trị doanh nghiệp sang chỉ huy doanh nghiệp, quản trị lãnh đạo sang chỉ huy lãnh đạo. Doanh nghiệp không còn nhiều thời gian như trước nữa, dẫn đến hệ thống buộc phải thay đổi.

- Thứ hai, doanh nghiệp nào ứng dụng công nghệ sẽ trở thành doanh nghiệp "xanh".

- Thứ ba, trong hoàn cảnh đại dịch sẽ thấy rất rõ vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Khi cùng chia sẻ mục tiêu, hỗ trợ nhau, nhân viên làm việc sẽ không có ngày cuối tuần. Ngay cả khi doanh nghiệp có trăm người F0, hoạt động vẫn tiếp tục và làm tốt.

- Thứ tư, vài trò của người lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng, điều đó quyết định thành bại của doanh nghiệp trong giai đoạn này.

Mặc dù nhân sự tăng thêm hàng nghìn người, ông Hoàng Nam Tiến cho biết rằng, bản thân FPT vẫn thiếu hụt lực lượng lao động trong đại dịch.

"Đáng lẽ trong suốt năm vừa qua, hàng nghìn bạn trẻ phải được đào tạo làm việc. Tình hình dịch bệnh khiến họ phải làm online nhưng phải nói thật không thể bù được làm offline", ông Tiến nói.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.