Covid-19: Nhật Bản bối rối vì số ca nhiễm giảm chạm đáy

09/12/2021 16:09
Các nhà khoa học đang bối rối khi chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản giảm dần, trái ngược với các nước khác ở châu Á.

Reuters ngày 9-12 đưa tin các ca mắc mới mỗi ngày tại Nhật Bản đã giảm xuống thấp hơn 1 ca/1 triệu người, ít nhất trong số các nền kinh tế lớn trừ Trung Quốc, và ca tử vong cũng giảm xuống 0 trong những ngày gần đây.

Ngược lại, tại Hàn Quốc, nơi có tỉ lệ tiêm chủng tương đương Nhật Bản, số ca nhiễm đang tăng kỷ lục. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Singapore và Úc khi các chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với việc di chuyển.

Một giả thuyết mới để giải thích sự khác biệt là loại virus Covid-19 chiếm ưu thế ở Nhật Bản đã tiến hóa theo cách làm giảm khả năng tái tạo của nó. Ông Ituro Inoue, giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản, nói một biến thể phụ của Delta, được gọi là AY.29, có thể mang lại một số khả năng miễn dịch cho cộng đồng. "Tôi nghĩ AY.29 đang bảo vệ chúng ta khỏi các chủng khác. Nhưng tôi không tự tin 100% về điều này" - trích lời ông Inoue.

Covid-19: Nhật Bản bối rối vì số ca nhiễm giảm chạm đáy - Ảnh 1.

Số ca nhiễm tại Nhật Bản giảm mạnh, còn gần 1 ca/1 triệu người. Ảnh: Reuters

Ông Paul Griffin, giáo sư tại trường ĐH Queensland (Úc), nhận định sự khác biệt về số ca nhiễm ở các nước là do sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố thời tiết, mật độ dân số và các chiến lược khác nhau để chống lại đại dịch.

"Một số nước đang sử dụng các chiến lược ngoài tiêm chủng để kiểm soát sự lây lan, cho dù đó là các biện pháp đơn giản như rửa tay, giãn cách xã hội và sử dụng khẩu trang, cho dù là bắt buộc hay tự nguyện" - ông Griffin nói.

Nhật Bản chưa bao giờ phong tỏa theo cách nhiều nước khác từng áp dụng nhưng họ cũng không bỏ qua các sắc lệnh hành vi và giới hạn biên giới trước khi có vắc-xin. "Đeo khẩu trang và giữ vệ sinh cá nhân vẫn quan trọng. Vắc-xin là khía cạnh quan trọng của việc phòng ngừa nhưng không phải là viên đạn bạc" - nhà nghiên cứu Kazuaki Jindai của trường ĐH Tohoku nói.

Ngay cả khi tính đến vắc-xin và khẩu trang, một số người cho rằng tốc độ giảm các ca bệnh ở Nhật Bản là vấn đề thời gian. Việc Nhật Bản bắt đầu tiêm phòng muộn có nghĩa là hiệu lực của các mũi tiêm vẫn còn mạnh. Ngoài ra, một số người chỉ ra rằng cứ mỗi 2 tháng, virus có xu hướng đạt đỉnh rồi giảm dần.

Vào tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã ra lệnh đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự xâm nhập của biến thể Omicron. Tính đến nay, nước này đã phát hiện 4 ca nhiễm biến thể Omicron.

Cho dù nguyên nhân dẫn đến việc giảm các ca nhiễm ở Nhật Bản là gì, ông Kishida nói việc quan trọng là chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Chương trình tiêm vắc-xin tăng cường đã bắt đầu từ tuần trước và chính phủ cũng tăng công suất bệnh viện lên hơn 30% sau khi một số bệnh nhân tử vong tại nhà trong đợt dịch thứ 5 vào tháng 8, đợt tồi tệ nhất cho đến nay.

Tiến sĩ Jindai tán thành sự chuẩn bị này nhưng lo lắng về cách chúng sẽ được thực hiện và liệu Nhật Bản có thể tăng cường quản lý dữ liệu chăm sóc y tế hay không. Đây vốn là một điểm yếu của nước này.

Tin mới

Nóng: Tài khoản TikTok 4 triệu followers của "chiến thần review" Võ Hà Linh bất ngờ "bay màu"
10 phút trước
Hiện tại, tài khoản TikTok nổi tiếng của "chiến thần review", "chiến thần livestream" Võ Hà Linh đang không thể tìm thấy.
Bị chê "ngáo giá", nhưng mẫu xe này vẫn bán đắt như tôm tươi: Doanh số tăng hơn 300% là do đâu?
1 phút trước
Dù giá bán không hề rẻ nhưng gần đây mẫu xe này lại nhận được sự đón nhận khá nhiệt tình từ người tiêu dùng.
Nắng nóng gay gắt, nhiều vườn sầu riêng nguy cơ thất thu
53 phút trước
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lại rơi đúng vào thời điểm cây sầu riêng ra hoa, đậu trái, nên nhiều diện tích sầu riêng ra hoa không đều, khi cây hình thành trái non cây bị sốc nhiệt lại bị rụng khá nhiều.
'Vỡ mộng' với cua lột giá 25.000 đồng/con
41 phút trước
Cua lột đang được rao bán với giá hấp dẫn chỉ 25.000 đồng/con khiến nhiều người đua nhau mua về ăn nhưng sau đó thất vọng tràn trề.
Vì sao giá sầu riêng giảm sâu?
5 giờ trước
Tính đến 18/4, các loại sầu riêng của Việt Nam đều rớt giá 50% so với đầu tháng 4, nguyên nhân vì sao?

Tin cùng chuyên mục

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?
6 giờ trước
Biến động chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới đã trở thành tâm điểm thảo luận của các thị trường trong nhiều ngày nay. Dù vậy, đâu là nguyên nhân thực sự và giá sẽ tăng đến đâu vẫn là một ẩn số lớn.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Số tiền bồi thường có thể gấp tới 2.727 lần phí bảo hiểm
20 giờ trước
Với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, số tiền bồi thường tối đa cho một người là 150 triệu đồng, gấp 2.727 lần so với số phí bảo hiểm với dòng xe máy dưới 50cc, gấp 437 lần và 198 lần với dòng xe không kinh doanh vận tải 4 chỗ và dòng xe khách dưới 6 chỗ.
Giá USD hôm nay 18/4: Thế giới giảm, trong nước tiếp tục "đu đỉnh"
22 giờ trước
Giá USD hôm nay 18/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 18/4 ở mức 24.231 VND/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.920-25.442 đồng.
ĐHĐCĐ LPBank: Tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng, đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát
1 ngày trước
Chiều nay 17/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận năm, tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.