COVID-19 xóa tên hàng loạt trường mầm non

25/03/2022 10:00
Lao đao, nợ nần chồng chất vì dịch COVID-19, nhiều cơ sở mầm non phải rao bán, sang nhượng, giải thể do cạn kinh phí duy trì.

Làn sóng “bán tháo” trường mầm non

Hơn 15 năm gắn bó với giáo dục mầm non, chị Kiều Nga, chủ một trường mầm non tại Tân Bình, TP.HCM, nghẹn ngào khi đặt bút ký vào tờ trình giải thể trường mầm non của mình vì ảnh hưởng của COVID-19.

Chị Nga cho biết, mỗi tháng chị phải đóng 30 triệu tiền thuê mặt bằng trong khi doanh thu không có. Thời điểm viết tờ trình giải thể trường mầm non, chị Nga còn đang gánh thêm khoản nợ lên đến 250 triệu.

“Thời gian đầu giãn cách, chủ nhà đồng ý giảm 50% tiền thuê mặt bằng. Song dịch bệnh kéo dài quá, họ cũng gặp khó khăn về tài chính. Càng lúc mức giảm càng ít đi. Tôi phải chạy vạy khắp nơi để vay tiền mong duy trì hoạt động của trường nhưng không nổi. Tôi ‘sức cùng lực kiệt’ rồi, đành giải thể trường thôi.”

Chung tình cảnh như chị Nga là chị Phương Loan, chủ một trường mầm non tư nhân tại Tân Uyên, Bình Dương do không gánh nổi khoản tiền thuê mặt bằng 20 triệu đồng/tháng, chị quyết định sang nhượng lại trường với mức giá rẻ.

Chị Loan cho biết đã bỏ gần 1 tỷ đồng để xây dựng trường mầm non này. Trường có 5 phòng học khang trang, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại. Trước dịch, trường từng là nơi sinh hoạt và vui chơi của hơn 100 em nhỏ.

Hiện chị Loan đang rao bán trường với giá 300 triệu (đã bao gồm cơ sở vật chất). Mặc dù chấp nhận khoản lỗ lớn như vậy nhưng chị rất sốt ruột vì “đến nay chưa ai liên hệ”. Nếu vài ngày tới vẫn không có người mua, chị sẽ tính đến chuyện giải thể trường.

 COVID-19 xóa tên hàng loạt trường mầm non - Ảnh 1.

Hàng loạt trường mầm non bị rao bán, sang nhượng trên MXH. (Ảnh chụp màn hình)

Theo khảo sát, phần lớn các trường mầm non bị giải thể, rao bán có quy mô nhỏ, vốn mỏng, không có nguồn dự phòng, 60-70% doanh thu dành cho chi lương cho giáo viên. Chỉ sau vài tháng đóng cửa vì dịch bệnh, những cơ sở này nhanh chóng khánh kiệt.

“Tới bốn lần phải nghỉ học vì bùng dịch đã quá sức của chúng tôi. Rất ít các cơ sở mầm non tư thục có nguồn vốn dự trữ vì quy mô nhỏ, nguồn thu không nhiều trong khi thường xuyên phải đầu tư để thay đổi, làm mới, từ việc đưa giáo viên đi học bồi dưỡng đến trang bị cơ sở vật chất, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phụ huynh và thu hút học sinh.”, chị Loan chia sẻ.

Từ bỏ nghề “gõ đầu trẻ” vì mưu sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, trong thời kỳ dịch bệnh, có 95,2% cơ sở mầm non tư thục không có doanh thu trong nhiều tháng (đa phần từ 6 tháng trở lên); 81,6% cơ sở không trả được lương cho giáo viên.

Chị Thanh Hương (quê Bạc Liêu) từng là giáo viên tại một trường mầm non tại Q.12, TP.HCM. Chị cho biết, từ cuối tháng 6 đến tháng 10/2021, chị hoàn toàn không có lương do trường mầm non nơi chị làm việc đóng cửa. Chồng chị làm việc cho một khách sạn cũng phải nghỉ không lương dài hạn vì dịch bệnh.

Vừa mới sinh con đầu lòng nên hai vợ chồng có rất nhiều khoản phải chi. Từ tiền sữa, tã bỉm đến thuốc men cho con. Gánh nặng chi phí càng thêm đè nặng lên hai vợ chồng chị.

“Chỉ vài tháng mà số tiền hai vợ chồng tiết kiệm trong nhiều năm đã gần như không còn”, chị Hương nói.

Không thể kham nổi cuộc sống tại thành phố, ngay khi có chỉ thị “gỡ rào” hồi tháng 10/2021, vợ chồng chị đã mau chóng khăn gói trở về quê để tìm hướng đi khác. Bản thân chị Hương vẫn muốn khi trở về quê có thể tiếp tục theo đuổi nghề “gõ đầu trẻ”.

Khác với chị Hương, nhiều giáo viên mầm non dù rất yêu nghề nhưng đành chọn hướng đi khác vì nỗi lo mưu sinh. Những người vốn đã quen với việc dạy dỗ và vui chơi với trẻ em, nay trở thành thợ làm nail, shipper, công nhân, người bán hàng online, cò đất… để kiếm đồng tiền trang trải cuộc sống.

Nhiều trẻ mẫu giáo không có trường học

Theo bà Ngô Thị Minh, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, tính đến cuối tháng 2/2022, cả nước đã có hơn 500 trường mầm non tư thục giải thể. Chỉ tính riêng TP.HCM đã có khoảng 150 trường.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, các trường mầm non tư thục đang đảm nhiệm chăm sóc cho 22,3% trẻ em ở độ tuổi đến trường. Uớc tính sẽ có khoảng 1,2 triệu trẻ em không có trường học do làn sóng giải thể chưa từng có của các trường mầm non do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Từ ngày 14/2, TP.HCM chính thức cho phép trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi được đến trường. Vì thế nên nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi này sốt sắng tìm trường mới cho con vì trường cũ đã đóng cửa.

Anh Tuấn Tú (TP.HCM) là một trong số đó. Khi chỉ thị này được ban hành, anh đã gấp rút tìm trường mới cho con vì trường gần nhà đã dừng hoạt động nhiều tháng. Tuy vậy việc này không hề dễ dàng.

“Trường gần nhất cũng cách nhà tôi hơn 2km, lại ngược hướng đến nơi tôi làm việc. Thành ra sáng nào tôi và cháu cũng rời khỏi nhà từ lúc 6h30 để đưa cháu tới trường rồi vòng ngược lại để đến cơ quan.” Anh Tú nói.

Trước đó, vợ anh phải nghỉ ở nhà để chăm sóc con, kinh tế gia đình phụ thuộc hết vào đồng lương của anh. Hiện tại vợ anh đã tìm được việc làm nên vợ chồng anh buộc phải gửi con tại trường mẫu giáo để đi làm. Mặc dù bất tiện nhưng anh Tú cho biết, phải cố gắng thích nghi dần.

Tin mới

Mưa dông đầu mùa khiến sầu riêng tại Gia Lai rụng trái la liệt
11 giờ trước
Những cơn mưa dông đầu mùa tưởng chừng mang đến niềm vui giải hạn cho cây trồng nhưng lại trở thành nỗi buồn cho nhiều nông dân trồng sầu riêng ở Gia Lai, khi hàng loạt quả rụng la liệt, gây thiệt hại nặng nề.
Chỉ hỏng nhẹ cửa trị giá hơn 20 triệu đồng, chủ xe điện được đền tiền cả xe vì bảo hiểm không tìm được linh kiện thay thế
10 giờ trước
Một chủ xe Fisker Ocean mới đây đã có trải nghiệm độc nhất vô nhị chỉ vì một tai nạn siêu nhỏ nhặt.
Bị nghi ngờ về khả năng cạnh tranh ở phân khúc cao cấp, sếp TCL lấy minh chứng về xe máy Trung Quốc từng một thời "ám ảnh" người Việt
10 giờ trước
Được biết đến là một thương hiệu với các dòng sản phẩm bình dân, TCL đang cho thấy nỗ lực cạnh tranh trong phân khúc cao cấp trong những năm gần đây.
Chân dung iPhone 16 rõ nét nhất với 7 màu sắc vừa lộ diện, thiết kế mới đẹp không tì vết
9 giờ trước
7 màu sắc đẹp không tì vết của iPhone 16 khiến nhiều tín đồ Apple đang vô cùng trông đợi.
Nissan Almera 2024 bắt đầu nhận đặt cọc, dự kiến tháng 9 ra mắt Việt Nam, thêm option để đấu Vios và City
9 giờ trước
Hiện tại, Nissan Việt Nam chưa lên tiếng về việc sẽ mang Almera 2024 về nước.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.