"Cuộc gọi định mệnh" và cái bắt tay đầy duyên nợ của VinFast với BMW

02/10/2018 11:18
Việt Nam có thương hiệu xe đầu tiên là VinFast, các công ty Đức thì nhận được hàng triệu, hàng tỉ linh kiện đặt hàng – tất cả điều này có được, theo tờ Handelsblatt của Đức, là nhờ một người đàn ông...

Chỉ còn vài giờ nữa, 2 mẫu xe đầu tiên của VinFast là chiếc sedan LUX A2.0 và SUV LUX SA2.0 sẽ chính thức trình làng trong khuôn khổ Paris Motor Show 2018. Thương hiệu xe đầu tiên của Việt Nam bước ra biển lớn tại một trong những sự kiện quan trọng nhất năm bằng 2 mẫu xe được chắp bút bởi hàng loạt tên tuổi lớn, có uy tín trong làng xe thế giới.

Tuy vậy, tới thời điểm này, trong chúng ta có lẽ không ai là không biết các mẫu xe của VinFast thành hình là nhờ công nghệ của người Đức, máy móc của người Đức. Chúng dựa trên nền tảng dòng BMW 5-Series của Đức, sử dụng một số linh kiện được người Đức chế tạo và lắp ráp bởi các công nhân được đào tạo theo tiêu chuẩn Đức.

Cuộc gọi định mệnh và cái bắt tay đầy duyên nợ của VinFast với BMW - Ảnh 1.

Do vậy, theo Handelsblatt, VinFast cũng là một thành công lớn cho ngành công nghiệp Đức. Nhà máy tại Hải Phòng được coi là dự án công nghiệp lớn nhất tại Việt Nam với con số đầu tư lên tới 3,5 tỉ USD từ tập đoàn VinGroup – chủ quản của thương hiệu VinFast. Theo nguồn tin của Handelsblatt, phần lớn trong số này được rót vào các công ty Đức – một bất ngờ rất lớn khi biết rằng thị trường ô tô Việt Nam bị thống trị bởi các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc và đâu đó là Trung Quốc và Mỹ.

Đức chiếm chưa đầy 3% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khi hơn một nửa lại tới từ 3 cái tên phía trên: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. "Bất ngờ" giúp các công ty Đức xâm nhập được thị trường Việt Nam, như phía trên đã nói, mang tên Võ Quang Huệ.

Cuộc gọi định mệnh và cái bắt tay đầy duyên nợ của VinFast với BMW - Ảnh 2.

Người đàn ông đang nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Vingroup phụ trách VinFast đứng giữa tòa nhà tổng hành dinh hình cầu như 1 chiếc đĩa bay của VinFast tại Cát Hải với nụ cười rạng rỡ và phần nào đó tinh ranh. "Anh có biết ai phát triển tòa nhà này không? Công ty kiến trúc Henn của Đức", ông chia sẻ. Đây chính là cái tên đã thiết kế nên Trung tâm sáng tạo của BMW đặt tại Munich hay studio thiết kế Porsche tại Weissach – những cái tên với đẳng cấp và chất lượng đã được chứng minh.

Rất nhiều kỹ sư Đức hiện có mặt tại tổng hành dinh VinFast để hỗ trợ việc xây dựng nhà máy tại đây: máy nén từ Schuler, dây chuyền lắp ráp của Eisenmann, nhà máy sản xuất động cơ do Grob đảm nhiệm, xưởng sơn tới từ Durr, robot của ABB và hệ thống mạng của Siemens. "Gần như 100% dây chuyền này là của Đức", ông Huệ cho biết.

Khởi nguồn từ thập niên 70

Tại trung tâm đào tạo nằm trong khuôn viên tổng hành dinh VinFast, 200 con người Việt Nam đã được đào tạo theo quy trình chứng chỉ do Phòng Thương mại Quốc tế Đức đặt ra. Ở cấp cao nhất, chứng chỉ này ngang hàng với bằng kỹ sư công nghiệp hoặc kỹ sư cơ điện tử ô tô tại Đức.

Tất nhiên, quy mô cùng công nghệ tân tiến và mức độ phát triển của ngành công nghiệp ô tô Đức là một phần nguyên nhân dẫn tới việc họ có mặt trong hầu hết các vị trí thuộc dự án của VinFast. Tuy nhiên thành công của người Đức cũng là kết quả của một chuỗi phản ứng dây chuyền xuất phát từ những năm 70 của thế kỷ trước mà xuất phát điểm chính là ông Võ Quang Huệ.

"Tôi thấy mình như một cầu nối giữa Đức và Việt Nam", ông Huệ cho biết. Vào thời điểm đó, gia đình ông quyết định gửi ông sang Đức để học tập và trở thành kỹ sư tại đây. Ông theo học tại Cologne và Aachen trước khi bước chân vào làm việc tại BMW.

Cuộc gọi định mệnh và cái bắt tay đầy duyên nợ của VinFast với BMW - Ảnh 3.

Sau đó, ông Huệ được nhập quốc tịch Đức và xây dựng cho BMW các nhà máy sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Mexico và tất nhiên cả Việt Nam. 2 năm về trước ông đang là Tổng Giám đốc của Bosch Việt Nam trước khi nhận "cuộc gọi định mệnh" từ ông Phạm Nhật Vượng – người đứng đầu tập đoàn Vingroup. Vị lãnh đạo nằm trong top những người giàu nhất Việt Nam muốn cái tên Việt Nam xuất hiện trên bản đồ ô tô thế giới và ông Huệ là 1 mảnh ghép cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

Ngay từ đầu, VinFast đã xác định sẽ phải mua lại rất nhiều công nghệ và ý tưởng. Thiết kế xe được đảm nhiệm bởi Pininfarina, studio Italia nổi tiếng đã từng đặt bút phác lên vẻ đẹp đầy quyến rũ của nhiều dòng xe Rolls-Royce, Maserati và đặc biệt là Ferrari.

Mảng còn lại là công nghệ được VinFast và ông Huệ xác định sẽ tới từ người Đức. Ông Huệ lúc đó đã thương thảo đồng thời với nhiều thương hiệu xe Đức danh tiếng và cuối cùng nhận được cái gật đầu từ công ty mình từng làm việc: BMW. Hãng xe xứ Bavaria bán lại bản quyền sử dụng của động cơ lẫn khung gầm cơ bản của 5-Series cũ – nền tảng của cả 2 chiếc VinFast LUX A2.0 và LUX SA2.0 sau này.

45% linh kiện tới từ Đức

Ngay cả khi xét tổng thể thị trường ô tô toàn cầu, cách tiếp cận của VinFast vẫn tương đối lạ. "Chúng tôi đang đi 1 con đường mới", ông James Deluca, cựu Phó chủ tịch của GM phụ trách mảng sản xuất toàn cầu và hiện là CEO của VinFast chia sẻ.

Bởi nền tảng cơ bản của xe VinFast là một chiếc BMW, thương hiệu Việt Nam không chỉ cần tới các kỹ sư cơ khí đạt chuẩn Đức mà còn cả những nhà cung ứng Đức. Theo ông Deluca, 45% linh kiện sản xuất xe VinFast tới từ các công ty Đức. Ngay cạnh nhà máy chính của VinFast tại Cát Hải là nhà máy trị giá 18 triệu euro do nhà cung ứng hộp số ZF dầu tư xây dựng sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động vào tháng 12 tới đây.

Cuộc gọi định mệnh và cái bắt tay đầy duyên nợ của VinFast với BMW - Ảnh 4.

Lịch trình của toàn bộ dự án rất chặt chẽ và gắt gao – VinFast kỳ vọng mẫu xe đầu tiên của mình sẽ lăn bánh khỏi nhà máy lắp ráp vào hè 2019. Tuy vậy đây là cột mốc họ có thể làm được khi ta nhớ rằng họ chỉ mất một năm để biến vùng đất vốn là những đầm tôm, đồng muối tại Hải Phòng thành một tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện quy mô nhất Việt Nam với những công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.

Trong tương lai lĩnh vực kinh doanh của VinFast sẽ không ngừng mở rộng. Họ đã ký hợp đồng sản xuất xe buýt điện với công nghệ và linh kiện tới từ đối tác Siemens. Ngoài ra concept xe điện đầu tiên của VinFast cũng đang được đối tác kỹ thuật Edag phát triển và hứa hẹn sẽ trình làng chỉ trong 1, 2 năm tới.

Nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô nhận định cơ hội cho VinFast là rất lớn, đặc biệt là khi họ có được những đối tác quốc tế hùng mạnh. "Nhờ mối hợp tác chặt chẽ với BMW, VinFast có một lợi thế rất lớn so với những đối thủ chẳng hạn như Proton", ông Titikorn Lertsirrirungsun – giám đốc khu vực Đông Nam Á thuộc công ty tư vấn LMC Automotive chia sẻ. Proton – thương hiệu xe quốc dân của Malaysia từng có tham vọng trở thành thế lực của nền công nghiệp ô tô toàn cầu nhưng không bao giờ đạt đủ "tầm" để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Cuộc gọi định mệnh và cái bắt tay đầy duyên nợ của VinFast với BMW - Ảnh 5.

Về phần VinFast, họ cũng có dự định sẽ xuất khẩu xe sang các thị trường quốc tế - một lĩnh vực quan trọng để có thể nhận xét họ có thành công hay không. Nhà máy xe VinFast cho công suất tối đa 250.000 xe mỗi năm – tương đương với tổng doanh số thị trường ô tô trong nước, do đó lượng xe lăn bánh khỏi nhà máy sẽ thừa đủ cho cả thị trường nội địa và quốc tế trong thời gian tới.

Theo CEO VinFast James Deluca, các dòng xe của họ, với 175 mã lực, sẽ nằm ngoài tầm với của không ít người tiêu dùng Việt Nam, do đó các thị trường quốc tế là cần thiết. Tại Paris có thể ông sẽ công bố những thị trường mà xe VinFast sẽ được xuất khẩu sang. Ông cũng chia sẻ rằng họ sẽ không ngần ngại tiếp thị 2 mẫu xe Vinfast là xe Việt Nam với những công nghệ hàng đầu của người Đức.

Tham khảo: Handelsblatt

Tin mới

THACO bất ngờ tăng giá Kia Sonet, Carnival và Carens
8 giờ trước
THACO vừa bất ngờ cập nhật giá bán của một số mẫu xe Kia bao gồm Sonet, Carnival và Carens với mức điều chỉnh từ 5-20 triệu đồng từ ngày 1/5/2024.
Ngoài nắng nóng, đâu là nguyên do khiến tiêu thụ máy lạnh tăng đột biến?
7 giờ trước
Nắng nóng gay gắt trên khắp cả nước khiến lượng tiêu thụ máy lạnh tăng đột biến, trở thành mặt hàng chủ đạo "gánh" doanh số cho các siêu thị, trung tâm điện máy, trong khi tiêu thụ các mặt hàng khác vẫn khá chậm
Tiền Giang: Sầu riêng ít trái, giá giảm
6 giờ trước
Hiện nay, vườn sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang bước vào vụ thu hoạch. Đợt thu hoạch chính vụ này nhà vườn kém vui vì năng suất giảm, giá lại giảm sâu.
"Kẻ thách thức" Hyundai Tucson chính thức trình làng, giá bán chỉ ngang ngửa Wuling Mini EV
5 giờ trước
Mẫu SUV cỡ C có giá bán chỉ từ 163 triệu đồng, đe dọa Mazda CX-5, Hyundai Tucson.
Cái kết thần kỳ trong vụ Suzuki XL7 rơi xuống vực 70m tại Điện Biên: Xe bị vò nát, gia đình 5 người chỉ bị thương nhẹ
5 giờ trước
Vụ tai nạn liên quan tới chiếc Suzuki XL7 tại Điện Biên đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.