Cựu CEO Pepsico Phạm Phú Ngọc Trai nói về doanh nghiệp xã hội: “Các bạn không thể làm chuyện xã hội tốt khi công ty lỗ hoặc lỗ mãi"

11/03/2019 17:37
“Sự lựa chọn là ở chính mình nhưng cần cái đầu lạnh để đối đầu với sự cạnh tranh của thị trường và con tim nóng để có định hướng tốt”, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC), cựu CEO PepsiCo chia sẻ tại talk show “Ý nghĩa doanh nhân xã hội” do Hultprize tổ chức tại Tp.HCM mới đây.

Doanh nghiệp bước ra thị trường và khởi nghiệp phải gắn liền với trách nhiệm

Chia sẻ về ý nghĩa của doanh nghiệp xã hội, ông Ngọc Trai cho rằng, trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp phải tạo ra sự tác động có trách nhiệm (CSR).

“Thế hệ trẻ thấu hiểu ý nghĩa nhân văn của trách nhiệm xã hội sẽ nắm bắt được bàn đạp vàng trong sự nghiệp của bản thân”, ông Trai nhấn mạnh.

Theo cựu CEO PepsiCo, hiện Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp, trong đó có trên dưới 200 doanh nghiệp xã hội đã hoạt động và phát triển tốt.

“Vấn đề là khi thành lập doanh nghiệp, hay khởi nghiệp, bằng cách nào đó chúng ta phải mang đến giá trị tốt nhất cho xã hội”, ông Trai nhấn mạnh. Chẳng hạn, làm sao để làm ra hàng hóa phục vụ đối tượng bị tổn thương nhiều nhất. Trên tổng dân số Việt Nam, theo ông Trai hiện có 28 triệu người nghèo hoặc cận nghèo… đó là những đối tượng xã hội mà doanh nghiệp cần hướng tới.

Cựu CEO Pepsico Phạm Phú Ngọc Trai nói về doanh nghiệp xã hội: “Các bạn không thể làm chuyện xã hội tốt khi công ty lỗ hoặc lỗ mãi - Ảnh 1.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai tại talk show “ý nghĩa doanh nhân xã hội” do Hultprize tổ chức tại Tp.HCM mới đây

Muốn làm doanh nghiệp xã hội thì theo ông Phạm Phú Ngọc Trai phải bắt đầu bằng giá trị chung mà chúng ta chọn. Trong đó, phải có tầm nhìn, kiến thức, và mục tiêu chung. Mục tiêu chung này bao gồm lợi nhuận kinh tế và lợi ích xã hội.

“Tuyệt đối đừng bao giờ chọn lợi ích kinh tế đi ngược lại với lợi ích xã hội, chẳng hạn một số doanh nghiệp sản xuất chất liệu nhựa ảnh hưởng đến môi trường sống là đáng báo động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, ông Trai nhấn mạnh.

Trách nhiệm xã hội không phải vui là làm mà phải tạo được sự tăng trưởng bền vững

Nói về tầm quan trọng của doanh nghiệp xã hội, ông Phạm Phú Ngọc Trai cho rằng, những doanh nghiệp đi lên từ khởi nghiệp có phát triển bền vững được hay không là câu hỏi không dễ trả lời. Nếu những tác động đến môi trường không tốt thì có phát triển đến đâu cũng không phải là doanh nghiệp tốt.

Trách nhiệm xã hội không phải là doanh nghiệp đi làm từ thiện mà là sự tác động đến từ giá trị với xã hội. “Không ai cấm các bạn đi làm một sản phẩm có lợi nhuận nhưng sản phẩm đó phải đóng góp vào xã hội, chẳng hạn các bạn đi dạy tiếng Anh hay dạy cho người ta chiến lược để người ta thành công ở sản phẩm họ làm cũng là cách tạo ra giá trị xã hội”, CEO GIBC ví von.

Đặc biệt, theo ông Ngọc Trai nếu bạn trẻ khởi nghiệp hãy làm những sản phẩm mà mình cảm thấy tự hào về nó, không cần những sản phẩm cao sang nhưng là sản phẩm không lấy đi cái gì của xã hội. Phải biết chọn lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích xã hội mới là điều tốt. Nếu doanh nghiệp làm tốt được lợi ích xã hội thì còn đạt lên tầm cao hơn.

Chẳng hạn, chúng ta chọn ngành nghề áp dụng công nghệ mới cho sản phẩm nông nghiệp. Nhưng nếu đó là sản phẩm nông nghiệp sạch, tác động đến sức khỏe người tiêu dùng thì còn tốt hơn.

“Câu chuyện giải quyết các vấn đề xã hội nên theo hướng là sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp chứ không phải để làm cho vui, thích thì làm”, ông Ngọc Trai nhấn mạnh.

Theo vị CEO này, các bạn trẻ có khát vọng, có ước mơ nhưng phải có tính toán gắn liền với trách nhiệm đạo đức trong sản phẩm. Tính toán để áp dụng công nghệ, phát triển chuyên môn như thế nào, tiết giảm chi phí ra sao. “Đặc biệt, sự lựa chọn là ở chính mình nhưng cần có cái đầu lạnh để đối đầu với sự cạnh tranh của thị trường và một trái tim nóng để có định hướng tốt”, Phạm Phú Ngọc Trai chia sẻ.

“Các bạn không thể làm chuyện xã hội tốt khi công ty lỗ hoặc lỗ mãi. Do đó, phải biết cân đối, phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng mà, nếu chiến lược 1-2 năm mà không đạt được thì cần xem lại. Bởi khởi nghiệp hay làm gì thì cũng cần tính đến yếu tố bền vững nữa”, ông Trai nhấn mạnh.

Nhất định phải có hệ thống quản trị

Theo ông Trai, khi bạn trẻ khởi nghiệp vốn đã có khát vọng nên họ thường làm ngay, nhưng trước tiên cần có nền tảng cơ bản. “Khởi nghiệp cũng giống như công ty, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có hệ thống quản trị, quản lý. Về cơ bản, nếu đạt được điều này thì không nói là không có thất bại nhưng sẽ giảm thiểu rủi ro rất nhiều”, ông Ngọc Trai khẳng định.

Theo vị CEO này, ở các doanh nghiệp Startup, hệ thống quản trị, quản lý công ty không cần chuyên nghiệp nhưng phải có và xây dựng cơ bản. Bởi, khi doanh nghiệp startup thành công với sản phẩm, dự án thì cần quản lý nó để đưa ra thị trường.

“Tỉ lệ thất bại của khởi nghiệp hiện tại đi từ chỗ quản trị nhiều hơn, đây cũng là thách thức mà nhiều startup gặp phải. Các bạn chưa hiểu rõ thị trường nên khi hoạch định chiến lược bị sai”, cựu CEO PepsiCo nhấn mạnh.

Do đó, bước đầu tiên là các bạn startup xác định được tầm nhìn, chuyển ra thành mục tiêu. Khi đã có mục tiêu phải có chiến lược để thực hiện mục tiêu đó. Khi đã có chiến lược thì phải có hoạch định. Nếu doanh nghiệp startup đi đúng quy trình đó thì sẽ giảm rủi ro thất bại rất lớn.

“Làm gì cũng phải có hoạch định, có tính toán chứ không phải thích là nhảy ra làm”, ông Phạm Phú Ngọc Trai nhắn nhủ.

Tin mới

Suất bánh tráng cuốn 80k lèo tèo vài miếng thịt mỡ khiến dân mạng Hải Phòng nóng mắt: "Làm ăn kiểu này khác gì tự đá bát cơm của mình"
9 giờ trước
Suất bánh tráng cuốn thịt heo chỉ lèo tèo vài miếng đầy mỡ khiến khổ chủ "khóc thét" khi nhận hàng.
Thị trường smartphone toàn cầu khởi sắc: Samsung "hạ bệ" Apple trở thành thương hiệu số 1
8 giờ trước
Thị trường smartphone toàn cầu trong Quý 1 vừa qua đã chứng kiến những tăng trưởng tích cực.
Sở hữu diện tích trồng lớn gấp 14 lần, Trung Quốc vẫn ồ ạt gom "kho vàng xanh" của Việt Nam, xuất khẩu tăng mạnh hơn 200%
7 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc bất ngờ giảm sốc hơn 55% so với cùng kỳ.
Xe ô tô điện có an toàn hơn xe xăng?
7 giờ trước
Cả xe ô tô chạy xăng và chạy điện đều được nhà sản xuất kiểm định một cách nghiêm ngặt theo chuẩn quy định trước khi đưa ra thị trường, đến tay người tiêu dùng.
Nha đam Ninh Thuận hút hàng mùa nắng nóng
6 giờ trước
Tại Ninh Thuận, những ngày này người dân trồng cây nha đam đang hối hả thu hoạch bẹ lá cung cấp cho thị trường. Mùa hè năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm “vua giải nhiệt” này tăng cao nên thu hoạch đến đâu thương lái, công ty gom hàng tới đó, nha đam đạt sản lượng cao lại bán được giá tốt khiến người trồng rất phấn khởi.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.