Đà Nẵng cần gì để trở thành thủ phủ tài sản số của Đông Nam Á?

08/06/2025 07:43
Đà Nẵng đang nổi lên như một điểm đến mới cho tài sản số tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành hiện thực, thành phố cần một khung pháp lý cởi mở, minh bạch và đồng hành cùng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực blockchain và tài sản số.

Việc Đà Nẵng đang được kỳ vọng trở thành trung tâm tài sản số của khu vực không chỉ là một tham vọng mang tính địa phương, mà đang từng bước được hiện thực hóa bằng chính sách, nguồn lực và tư duy phát triển chủ động từ cả chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp lẫn giới công nghệ. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, yếu tố cốt lõi và cấp thiết nhất chính là một khung pháp lý vừa cởi mở, vừa kiểm soát được rủi ro, đảm bảo cho công nghệ tài sản số phát triển bền vững.

Tại Hội nghị Danang Fintech Summit 2025, tổ chức ngày 7/6, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đã cùng phân tích cơ hội và thách thức xoay quanh chủ đề này. Điểm nhấn nổi bật là sự đồng thuận trong việc xây dựng cơ chế Sandbox – thử nghiệm có kiểm soát – cho tài sản số , cùng với những định hướng chính sách linh hoạt dựa trên thực tiễn công nghệ.

Đà Nẵng cần gì để trở thành thủ phủ tài sản số của Đông Nam Á? - Ảnh 1

Các diễn giả tại sự kiện Da Nang Fintech Summit.

Theo ông Lê Hoàng Phúc, Giám đốc Trung tâm Vi mạch, bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng, tầm nhìn lớn là biến "kỳ tích sông Hàn" thành một biểu tượng đổi mới sáng tạo trong khu vực, nơi hình thành các trung tâm tài chính và sandbox theo chuẩn quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain và tài sản số . Cơ hội này càng rõ nét hơn khi Đà Nẵng được trao quyền thực hiện thí điểm chính sách đặc thù theo Nghị quyết 136 của Quốc hội.

Một động lực quan trọng khác là "Chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ chuỗi khối đến 2025, định hướng 2030", cùng dự thảo Luật về công nghệ số và tài sản số đang được gấp rút hoàn thiện. Đây là các nền tảng pháp lý quan trọng, giúp Việt Nam và đặc biệt là Đà Nẵng có hành lang chính sách rõ ràng, giảm rủi ro pháp lý và tăng niềm tin cho nhà đầu tư trong, ngoài nước.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất có thể không nằm ở ý chí, mà ở tốc độ ban hành luật và sự linh hoạt của chính sách. Theo bà Lynn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance: "Khung pháp lý có thể là đòn bẩy nhưng cũng có thể trở thành rào cản cho đổi mới sáng tạo". Bà cho rằng Việt Nam đang ở điểm xuất phát thuận lợi khi đã quyết định thí điểm, nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn từ các dự thảo tới những văn bản có hiệu lực thi hành. Nếu chậm chân hoặc thiết kế luật quá chặt, Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội đón đầu dòng vốn đang đổ vào lĩnh vực này.

Đà Nẵng cần gì để trở thành thủ phủ tài sản số của Đông Nam Á? - Ảnh 2

Bà Lynn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance.

Nhìn ra thế giới, UAE là ví dụ điển hình. Trong vòng 1 năm từ 2022 đến 2023, UAE đã ban hành các chính sách thân thiện với tài sản số , nhanh chóng thu hút hàng tỷ USD và tạo ra một môi trường đổi mới sôi động tại Dubai. So sánh với Dubai, bà Lynn cho rằng Đà Nẵng có lợi thế thiên nhiên, môi trường sống và nếu có chính sách phù hợp, hoàn toàn có thể trở thành "Dubai tài sản số của Đông Nam Á".

Một điểm đáng chú ý là việc thí điểm thanh toán bằng stablecoin (USDT) cho du khách quốc tế tại Đà Nẵng. Mô hình này đang được đánh giá kỹ lưỡng trong Sandbox của thành phố, thể hiện cách tiếp cận linh hoạt – kiểm soát – thử nghiệm – mở rộng. Nếu thành công, đây sẽ là tiền đề cho các ứng dụng tài sản số khác như chứng khoán hóa tài sản, thanh toán xuyên biên giới, phát hành token doanh nghiệp…

Tuy nhiên, như TS. Bình Nguyễn từ Đại học RMIT nhấn mạnh, việc ban hành luật cho tài sản số không thể "dàn hàng ngang" mà cần chọn trọng điểm – trước mắt là phân loại tài sản, quản lý stablecoin, và làm rõ hoạt động mua bán. Đặc biệt, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý phù hợp với các chuẩn mực toàn cầu về AML (chống rửa tiền), KYC (xác minh danh tính), đồng thời tránh để các startup nội bị bỏ rơi giữa cuộc chơi toàn cầu.

Từ góc nhìn đó, Đà Nẵng có thể trở thành một "phòng thí nghiệm chính sách" lý tưởng. Một thành phố năng động, có chính quyền cởi mở, cộng đồng công nghệ mạnh, cùng cơ chế thí điểm rõ ràng – là các yếu tố hiếm có để triển khai mô hình phát triển tài sản số quy mô khu vực.

Nếu làm đúng và làm sớm, Đà Nẵng không chỉ là nơi thử nghiệm thành công Sandbox, mà còn là nơi định hình tương lai tài sản số tại Đông Nam Á.


Tin mới

Mẫu điện thoại bán chạy hơn cả iPhone, gắn liền với kỷ niệm của nhiều người Việt
54 phút trước
Mẫu điện thoại này có sức tiêu thụ lên tới 250 triệu chiếc trên toàn cầu.
Xanh SM nới rộng khoảng cách với Grab, đứng đầu thị phần taxi tại Việt Nam trong quý II/2025
3 giờ trước
Với khoảng cách gần 9% so với Grab, Xanh SM đang chiếm lĩnh thị phần thị trường gọi xe 4 bánh.
Pop Mart kiện 7-Eleven vì 'đạo nhái' con cưng Labubu
3 giờ trước
Việc Lafufu, phiên bản "nhái" của Labubu, đang được bày bán tại các cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ khiến Pop Mart vô cùng khó chịu.
Mẫu xe máy điện đi từ Hà Nội đến Nghệ An mới cần sạc: Cốp rộng hơn Vision, Lead, giá "êm"
3 giờ trước
Xe máy điện VinFast Evo Grand có tầm di chuyển 262km sau khi sạc đầy (với điều kiện 2 pin), quãng đường này đi từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An).
Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
3 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 thế hệ mới 'rục rịch' đến Indonesia năm 2026, sẽ về Việt Nam nhưng muộn hơn vì lý do này
22 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới nhiều khả năng sẽ có mặt ở Indonesia vào cuối năm 2026.
Hãng Việt có 2 nhà máy ở Lạng Sơn bán xe điện giá 20 triệu, đổi pin ở trạm khắp Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng
1 ngày trước
Thay vì chờ sạc vài tiếng, người dùng chỉ mất vài phút ở trạm đổi là có pin đầy.
Người Indonesia trầm trồ vì thiết kế mạnh mẽ, đậm chất châu Âu của VinFast VF 7
1 ngày trước
“Thể thao”, “phong cách”, “tương lai”, mang đậm màu sắc châu Âu và lý tưởng dành cho gia đình là những gì khách hàng tại Indonesia mô tả về mẫu xe VF 7 ở Triển lãm Ô tô Quốc tế Gaikindo Indonesia 2025.
Ở Việt Nam có chiếc xe đi 1 km 'đánh rơi' hơn 2 triệu đồng, đi chưa tới 5.000 km đã rớt giá gần 40%
1 ngày trước
Người bán khẳng định mua chiếc xe này "tiết kiệm được rất nhiều tiền".