Dân Sài thành “chăm” đặt đồ ăn trực tuyến nhất cả nước

05/03/2020 17:28
(Dân Việt) TP.HCM là nơi có chi tiêu trung bình cho việc đặt đồ ăn trực tuyến cao nhất cả nước. Trong khi đó, Hà Nội chi nhiều cho việc ăn tại nhà hàng, mua mang đi hoặc mua qua điện thoại.

Đó là kết quả “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam” vừa được GoViet công bố. Kết quả này dựa trên thói quen tiêu dùng của 4.000 người trong độ tuổi từ 15-45 tại TP.HCM và Hà Nội.

Theo đó, chi tiêu trung bình tại Hà Nội cho việc ăn tại nhà hàng, mua mang đi hay mua qua điện thoại cao hơn từ 5-10% so với tại TP.HCM. Trong khi đó, chi tiêu cho đặt món trực tuyến tại TP.HCM cao hơn khoảng 10% so với Hà Nội.

Bản khảo sát thị trường do GoViet công bố chia làm hai phần nội dung chính. Phần 1 phân tích xu hướng tiêu dùng ẩm thực của người dùng tại hai thành phố lớn là TP. HCM, Hà Nội và phần 2 thể hiện hành vi của người dùng trong lĩnh vực đặt món ăn trực tuyến.

Theo kết quả nghiên cứu, ngành tiêu dùng ẩm thực tại thị trường Việt Nam có 6 xu hướng chính:

Bữa trưa và buổi tối là hai bữa ăn được chú trọng nhất

Theo kết quả nghiên cứu, bữa trưa và bữa tối là hai bữa ăn được chú trọng. Khoảng 80% người dân ở hai thành phố lớn khi được hỏi cho biết họ có ăn trưa và ăn tối ngày hôm trước. Bữa sáng dường như là bữa ăn dễ bị bỏ qua hơn so với hai bữa trưa và tối khi chỉ có khoảng hơn 70% người dân được hỏi cho biết có duy trì bữa sáng. Ăn vặt cũng là một phần không nhỏ trong thói quen ăn uống của người Việt khi hơn 1/3 số người được hỏi tại hai thành phố cho biết họ ăn vặt với tần suất trung bình 2-3 lần mỗi ngày; và cứ 10 người thì có 1 người duy trì bữa ăn khuya.

Người Việt ít đi ăn một mình

dan sai thanh “cham” dat do an truc tuyen nhat ca nuoc hinh anh 1

Khác với Singapore, người Việt thường đi ăn với bạn bè và giá đình. Ảnh: Q.N

Phần lớn thời gian ăn uống được người Việt dành cho bạn bè và gia đình. Những người tham gia khảo sát tại Hà Nội cho biết 75% số bữa ăn của họ là ăn cùng với người khác, và con số này ở TP. HCM là 69%. Nghiên cứu của Gojek-Kantar cũng đưa ra con số so sánh với Singapore và Bangkok - Thái Lan. Với tương đồng về văn hoá và thói quen ăn uống, tỉ lệ này tại Bangkok là 65%, nhưng tại đất nước bận rộn Singapore, có đến 50% số bữa ăn người dân đi ăn một mình.

Người dùng Việt Nam ưu tiên chất lượng món ăn và sự đa dạng hơn là sự tiện lợi

Tại cả hai thành phố lớn, khoảng 1/3 người được khảo sát ở TP.HCM (35%) và Hà Nội (28%) cho biết họ không có thời gian dành cho bản thân; và hơn 75% người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng chờ đợi để có được món ăn yêu thích, sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn và chi nhiều tiền hơn để nhận được món ăn ngon, có chất lượng. Khoảng 70% người trả lời tại hai thành phố cũng cho biết họ dễ chán nếu ăn món ăn giống nhau mỗi ngày. Do đó việc đa dạng món ăn là ưu tiên hàng đầu của các nền tảng đặt món trực tuyến. Trên nền tảng GoFood, người dùng có thể đặt món ăn tại khoảng 80.000 nhà hàng với hơn 1 triệu lựa chọn món ăn.

Hơn 60% người dân có thói quen ăn ở hàng quán

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát ở cả TP.HCM (63%) và Hà Nội (60%) cho biết họ có đi ăn ở hàng quán trong vòng một tuần qua. 43% số người được khảo sát ở TP.HCM và 34% ở Hà Nội cho biết có đặt món ăn trực tuyến cũng trong vòng một tuần qua. Tuy nhiên, với câu hỏi “Bạn có nấu ăn ở nhà trong vòng 24 giờ qua không?”, 75% người dân sinh sống ở Hà Nội được hỏi trả lời là “Có”, còn ở TP.HCM là 67%.

Thanh toán bằng tiền mặt chiếm ưu thế

Tại cả hai thành phố lớn Hồ Chi Minh và Hà Nội, tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu của tất cả các loại hình ăn uống với hơn 80% người dùng sử dụng tiền mặt trong thanh toán tại nhà hàng và mua mang đi. Thanh toán bằng tiền mặt cũng chiếm phần lớn khi mua hàng qua điện thoại (66% TP. HCM, 70% Hà Nội) và đặt đồ ăn trực tuyến (48% HCM và 52% tại Hà Nội). Hình thức dùng thẻ, chuyển khoản hay ví điện tử vẫn chiếm tỉ lệ thấp hơn.

Chi tiêu trung bình cho đặt đồ ăn trực tuyến nhiều gấp đôi so với ăn tại chỗ

Theo kết quả khảo sát, điều này đúng cho cả hai TP.HCM và Hà Nội. Tại TP.HCM, chi tiêu trung bình cho việc đặt đồ ăn trực tuyến có giá trị cao nhất, thấp nhất là mua đồ ăn mang đi. Trong khi đó, tại Hà Nội, chi tiêu cho việc mua hàng qua điện thoại lại có giá trị trung bình cao nhất, thấp nhất là mua hàng mang đi. Chi tiêu trung bình tại Hà Nội cho việc ăn tại nhà hàng, mua mang đi hay mua qua điện thoại cao hơn từ 5-10% so với tại TP.HCM. Chi tiêu cho đặt món trực tuyến tại TP. HCM cao hơn khoảng 10% so với Hà Nội.

Ông Phùng Tuấn Đức - Giám đốc Vận hành GoViet - cho biết: “Kết quả nghiên cứu thị trường do Gojek-Kantar đưa ra là một trong những nguồn thông tin quan trọng giúp chúng tôi có được một cái nhìn sơ bộ về xu hướng, thói quen và hành vi trong ăn uống của người dùng cũng như nhu cầu thị trường đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. Với nền tảng GoFood kết nối giữa hàng chục ngàn nhà hàng với hàng triệu người dùng, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho người dùng thêm một lựa chọn thuận tiện, uy tín để nâng cao chất lượng cuộc sống.”

Được biết, bản khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam do Gojek phối hợp thực hiện cùng Kantar được tiến hành trong quý IV/2019. Khảo sát chủ yếu được thực hiện qua bảng câu hỏi trực tuyến.

Đây là một trong những khảo sát chuyên sâu đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực ẩm thực tại thị trường Việt Nam, giúp cung cấp những thông tin sâu về xu hướng, thói quen dùng bữa của người dân, đặc biệt là giới trẻ sống tại hai thành phố lớn nhất cả nước.

Ngoài thị trường Việt Nam, Kantar cũng thực hiện khảo sát này cho thị trường Việt Nam, Singapore, và Bangkok - Thái Lan.

Tin mới

Lần nào đi qua cửa hàng vé số cũng cầu may, người phụ nữ bất ngờ trúng cùng lúc 2 giải Vietlott trị giá hơn 70 tỷ đồng
11 giờ trước
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một người trúng cùng lúc giải Jackpot 1 và 2 của Vietlott trên 1 tấm vé.
Đây là điều hội 'cuồng' Tesla nói về VinFast VF 3
10 giờ trước
VinFast VF 3 đã xuất hiện trên một chuyên trang về Tesla. Họ đã nói gì?
Vải chín sớm được giá, nông dân lãi cao
9 giờ trước
Vải mất mùa xong giá vải được các thương lái thu mua tăng từ 45.000 - 60.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với mùa vụ năm 2023, người trồng vải lãi cao.
Thông tin giá vé máy bay 'cõng' 20 loại thuế và phí, Cục Hàng không nói gì?
9 giờ trước
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, trên mỗi vé máy bay nội địa, hành khách phải trả các khoản giá dịch vụ vận chuyển khách hạng phổ thông cơ bản theo quy định. Cùng đó, hành khách phải trả các khoản thu hộ như bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và giá dịch vụ tăng thêm như chỗ ngồi, mua thêm hành lý ký gửi...
XOR Elite Gold điện thoại sử dụng vật liệu hàng không vũ trụ đắt giá tại Việt Nam
8 giờ trước
Mỗi chiếc điện thoại xa xỉ XOR Elite Gold chỉ có thể được hoàn thiện bởi một nghệ nhân duy nhất bằng công nghệ vi cơ học lắp ráp.

Tin cùng chuyên mục

iPhone 16 Pro Max sẽ có giá bao nhiêu?
7 giờ trước
Dù chưa ra mắt nhưng iPhone 16 Pro Max dự kiến sẽ tăng giá bán khi Apple tích hợp nhiều nâng cấp ấn tượng cho chiếc iPhone này.
Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
8 giờ trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
Cuộc chiến phân khúc ô tô nhỏ bình dân: Mẫu xe rẻ nhất nhà Toyota "bứt tốc" mạnh mẽ vẫn hụt hơi trước i10
8 giờ trước
Hyundai Grand i10 bất ngờ sa sút phong độ khiến mẫu xe cỡ nhỏ nhà Toyota lần đầu trở thành mẫu xe bán chạy nhất phân khúc.
Thương hiệu “bánh mì xẻ đôi” bất ngờ được báo quốc tế ca ngợi: Giá 6USD nhưng hương vị ngon nhất Việt Nam
10 giờ trước
Thương hiệu bánh mì này không hề xa lạ với nhiều người yêu ẩm thực khi có lượng thức ăn và mức giá "độc nhất vô nhị".