Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn - nông dân, nông nghiệp hưởng lợi!

12/12/2017 14:49
LTS Ngày 27.11.2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1956 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và đến ngày 1.7.2015 ban hành Quyết định 971 sửa đổi. Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 971, đến nay chương trình đã đào tạo được hàng trăm nghìn lao động. Theo Bộ NNPTNT, để chương trình có được kết quả tốt, tới đây việc đào tạo nghề cần phải gắn với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Dạy nghề nông thôn ở Hà Nội: Khó nhất là tìm đầu raKinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp

Năm 2017 là năm thứ 2 thực hiện đào tạo nghề thuộc nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề nông nghiệp. Tính đến nay, đã có trên 160.000 người được học nghề nông nghiệp

Đa dạng hóa công tác đào tạo nghề

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đào tạo nghề (Bộ NNPTNT), sau 9 tháng triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đến nay tổng số người được học nghề đã lên đến 162.180/210.430 người (đạt 77% kế hoạch đề ra).

dao tao nghe cho ld nong thon - nong dan, nong nghiep huong loi! hinh anh 1

Công nhân được đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm ngay tại một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang

Trong đó, kết quả đào tạo nghề nông nghiệp ở các địa phương sau 9 tháng đầu năm đã đạt khoảng 120.000/210.430 lao động, đối tượng được đào tạo chủ yếu là lao động thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp với khoảng 43.000 là thành viên HTX (trong đó 950 cán bộ quản lý HTX) và lao động liên kết với doanh nghiệp; 41.000 là lao động nông nghiệp và trang trại chủ yếu cho vùng sản xuất hàng hóa; đào tạo để an sinh xã hội nông thôn khoảng 36.000 lao động cho các vùng khó khăn.

Cùng với đó là việc đào tạo nghề từ nguồn xã hội hóa, theo báo cáo chưa đầy đủ của các doanh nghiệp, hiệp hội, đã đạt trên 40.000 lao động.

Cũng theo Ban chỉ đạo đào tạo nghề, việc triển khai nguồn vốn năm 2016 thực hiện cho năm 2017, các địa phương đã mở 48 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.600 lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp, HTX hoặc có tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, HTX, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp... và 17 lớp đào tạo nghề để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho 580 cán bộ HTX, ưu tiên cho các HTX thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21.3.2016 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

dao tao nghe cho ld nong thon - nong dan, nong nghiep huong loi! hinh anh 2

Sau 9 tháng triển khai, tổng kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp được phân bổ ở các địa phương là 210.159 tỷ đồng.

Đến hết tháng 9.2017, các mô hình đã thực hiện được 90% kế hoạch. Các mô hình đã thực hiện theo chủ trương chỉ đạo của Bộ NNPTNT là đào tạo cho lao động làm trong các doanh nghiệp, HTX có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, như mở lớp đào tạo nghề trồng, khai thác mủ cao su cho lao động liên kết sản xuất với Tổng Công ty Cao su Việt Nam; nghề nuôi tôm theo VietGAP cho lao động tham gia sản xuất với Công ty Thủy sản Quảng Ninh; nghề sản xuất lúa chất lượng cho lao động liên kết với Tổng Công ty Lương thực miền Nam… Đến nay, một số lớp đã học xong, lao động có việc làm ổn định, được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả.

Riêng việc triển khai nguồn vốn năm 2017, chương trình đã mở 57 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho gần 2.000 lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp, nông dân có tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, HTX và mở 5 lớp đào tạo nghề để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho 170 cán bộ hợp tác xã.

Vẫn còn một số tồn tại

Theo báo cáo, bên cạnh các mặt được, thực tế việc tổ chức đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế, như một số địa phương bám theo định hướng chỉ đạo của Bộ, chưa điều chỉnh kế hoạch, vẫn đào tạo theo nếp cũ (phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho huyện, thậm chí đến xã), dẫn đến việc xác định nhu cầu, đối tượng và tổ chức đào tạo nghề khó khăn, phân tán; chưa đi vào đào tạo nghề cho lao động làm việc ở doanh nghiệp, HTX, vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao, dẫn đến hiệu quả đào tạo nghề không cao.

Đặc biệt là hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng. Các vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ của các vùng khác. Đáng chú ý là đối tượng nông thôn được học nghề và lao động nông thôn sau học nghề không được vay vốn để mở rộng phát triển sản xuất nên hiệu quả sau đào tạo không cao.

Bên cạnh đó, việc xác định danh mục nghề nông nghiệp vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp... dẫn đến hiệu quả không cao.

Ngoài ra, một bộ phận lao động chưa xác định học nghề để nâng cao trình độ phát triển sản xuất cho bản thân, gia đình, vẫn học theo phong trào. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của một số đơn vị đào tạo nghề cấp huyện và các tổ chức đoàn thể tham gia đào tạo nghề vẫn còn thiếu về số lượng và còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
6 giờ trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
6 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
5 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
4 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
3 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.970.632 VNĐ / tấn

159.80 JPY / kg

0.82 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.666.831 VNĐ / tấn

19.09 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
14 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Khách đặt trước cả tháng, quán ăn ở Hà Nội kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4
18 giờ trước
Lượng khách đặt bàn trước tăng đột biến khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội kín chỗ, phải khóa sổ từ trước khi kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bắt đầu.
Giá thịt lợn hơi tăng cao, vì sao doanh nghiệp lo lắng?
19 giờ trước
Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 63.000-64.000 đồng/kg, dự báo sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
19 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.