Dấu ấn “cơ trưởng” Đặng Tất Thắng trên hành trình của Bamboo Airways: Từ tham vọng chia lại thị phần hàng không đến khoản lỗ hơn 4.000 tỷ trong chưa đầy 2 năm

30/07/2022 12:24
Nếu không phải vì Covid-19 và sự việc xảy ra với ông Trịnh Văn Quyết, có lẽ thương vụ IPO Bamboo Airways sẽ là thương vụ được chờ đợi nhất của thị trường tài chính giai đoạn 2021-2022.

Ngày 29/7, truyền thông đưa tin ông Đặng Tất Thắng, người đặt nền móng cho hãng hàng không Bamboo Airways bất ngờ từ nhiệm vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bamboo Airways đồng thời từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch tập đoàn FLC. Ông Thắng giữ chức Chủ tịch FLC vào tháng 3/2022 sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố vì thao túng giá chứng khoán và đến đầu tháng 7/2022 giữ vai trò Phó Chủ tịch.

Việc từ nhiệm vị trí cao nhất tại Bamboo Airways của ông Thắng thực sự gây bất ngờ cho thị trường vì nhân vật này được coi như "cơ trưởng" của Bamboo, hành trình phát triển của Bamboo Airways đến ngày hôm nay có được đều mang dấu ấn của ông Đặng Tất Thắng.

Chia tay ông Đặng Tất Thắng, fanpage của Bamboo Airways đã viết những lời chia tay rất nuối tiếc về lãnh đạo của mình: "Là thành viên đầu tiên, mang mã BAV0000, anh đã cùng những người Bamboo Airways đặt nền móng cho những thành tựu mang dấu ấn tiên phong của một hãng hàng không hiếu khách. 

Từ chiếc máy bay đầu tiên về với Bamboo Airways, chuyến bay thương mại đầu tiên cất cánh, hình ảnh lịch thiệp, chuyên nghiệp, ân cần, tận tâm của đội ngũ tiếp viên, nhân viên dịch vụ mặt đất, chứng chỉ IATA, chuyến bay thẳng tới Mỹ đầu tiên, những giải thưởng danh giá cho hãng và đội ngũ tiếp viên… đều mang dấu ấn của anh - nguyên Tổng Giám đốc Bamboo Airways Đặng Tất Thắng".

Dấu ấn “cơ trưởng” Đặng Tất Thắng trên hành trình của Bamboo Airways: Từ tham vọng chia lại thị phần hàng không đến khoản lỗ hơn 4.000 tỷ trong chưa đầy 2 năm - Ảnh 1.

Ông Đặng Tất Thắng đại diện Bamboo Airways cùng các đối tác là Thành phố Los Angeles, Hiệp hội Du Lịch và Sự kiện Los Angeles (LATCB), sân bay quốc tế Los Angeles (LAWA) đã tham gia ký kết Biên bản hợp tác 4 bên, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động xúc tiến đường bay thẳng Việt – Mỹ

Sinh năm 1981 với chuyên ngành kiến trúc sư, sau đó tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng và Quản lý dự án tại Đại học Northumbria (Anh), ông Thắng tưởng chừng như một "người ngoại đạo" của ngành hàng không. Tham gia Tập đoàn FLC và được tin tưởng giao phụ trách qua nhiều mảng từ thiết kế, quy hoạch, đầu tư rồi truyền thông, marketing, ông Thắng lọt vào mắt xanh của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết và được giao phụ trách dự án hàng không Cây tre (Bamboo Airways) nhờ có niềm đam mê với mô hình máy bay hơn 10 năm.

Dấu ấn “cơ trưởng” Đặng Tất Thắng trên hành trình của Bamboo Airways: Từ tham vọng chia lại thị phần hàng không đến khoản lỗ hơn 4.000 tỷ trong chưa đầy 2 năm - Ảnh 2.

Ông Đặng Tất Thắng và ông Trịnh Văn Quyết

Hành trình của Hàng không Cây Tre không hề dễ dàng. Rất nhiều nghi ngờ đặt ra vào năm 2018 khi FLC, một doanh nghiệp bất động sản tuyển dụng ồ ạt nhân sự cho hãng hàng không mới, mặc dù lúc đó hãng còn chưa được cấp phép và dính vào lùm xùm chưa nộp cọc 700 tỷ. Tuy nhiên trả lời truyền thông giai đoạn đó, ông Thắng cho rằng: "Chưa chắc có nghề đã thành công mà không có nghề thì lại thất bại. Cả ban lãnh đạo FLC cũng có ai có kinh nghiệm hàng không đâu. Tôi rất tự tin cùng các cộng sự của mình để điều hành hãng".

Bắt đầu từ con số 0, ngày 8/11, Chính phủ chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép cho Bamboo Airways, mở ra hãng bay thương mại thứ 3 và là hãng hàng không tư nhân thứ 2 tại thị trường Việt Nam. Tháng 12/2018, chiếc máy bay đầu tiên Airbus A319 của Bamboo đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài và thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 1/2019.

Trước khi Bamboo Airways ra đời, thị trường hàng không Việt Nam là cuộc chơi chính của Vietnam Airlines Group (gồm cả Pacific Airlines, Vasco) và Vietjet. 

Mục tiêu của Bamboo Airways là Hybrid, phục vụ tiêu chuẩn 5 sao nhưng với giá phải chăng. Slogan của hãng là "Hơn cả một chuyến bay" với tiếp viên mặc vest với tông nền chủ đạo là nâu, sơmi trắng kết hợp với khăn cổ màu xanh lá đại diện cho hình ảnh cây tre nhưng vẫn mang phong thái trang trọng và lịch sự. Đánh giá một cách khách quan, sẽ có nhiều người thích hoặc không thích ông Trịnh Văn Quyết, nhưng đa phần khách hàng của Bamboo Airways khá hài lòng với chất lượng dịch vụ của hãng bay này. Chỉ với 5-6 triệu đồng, khách hàng đã có thể mua vé bay Hà Nội - TP.HCM hạng thương gia với phong cách phục vụ và đồ ăn rất chu đáo.

Dấu ấn “cơ trưởng” Đặng Tất Thắng trên hành trình của Bamboo Airways: Từ tham vọng chia lại thị phần hàng không đến khoản lỗ hơn 4.000 tỷ trong chưa đầy 2 năm - Ảnh 3.

Hơn 3,5 năm cất cánh dưới thời điều hành của ông Đặng Tất Thắng, Bamboo Airways hiện có đội tàu gần 30 chiếc, trong đó là hãng tư nhân duy nhất khai thác dòng tàu thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner với các đường bay thẳng sang Đức và Anh. Hãng đang khai thác gần 200 chuyến bay một ngày với mạng lưới 60 đường bay nội địa, 12 đường bay quốc tế. 

Với vai trò Chủ tịch kiêm CEO, ông Đặng Tất Thánh cũng ghi dấu ấn trong quá trình Bamboo Airways thực hiện các hoạt động xúc tiến để khai thác đường bay thương mại thẳng đến Mỹ. Bamboo Airways đã ký hợp tác 4 bên với Thành phố Los Angeles, Hiệp hội Du Lịch và Sự kiện Los Angeles (LATCB), sân bay quốc tế Los Angeles (LAWA) và đã được cấp slot bay (lượt cất, hạ cánh) thẳng thường lệ từ TP HCM đến San Francisco và Los Angeles.

Trả lời truyền thông năm 2018 trước thời điểm Bamboo Airways được cấp phép, ông Đặng Tất Thắng từng rất tự tin cho rằng cuộc đời mình khá may mắn. Tuy nhiên hành trình của Bamboo Airways lại khá gập ghềnh. 

Nếu không phải vì Covid-19 và sự việc xảy ra với ông Trịnh Văn Quyết, có lẽ thương vụ IPO Bamboo Airways sẽ là thương vụ được chờ đợi nhất của thị trường tài chính giai đoạn 2021-2022, thậm chí tham vọng của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là đưa Bamboo Airways niêm yết tại Mỹ thông qua việc chào bán 5-7% cổ phần thu về 200 triệu USD.

Bức tranh tài chính của Bamboo Airways

Chưa kịp IPO thì Covid đến, năm 2021 Bamboo Airways không thể đứng ngoài vòng xoáy của các hãng hàng không, ghi nhận lỗ hơn 2.200 tỷ đồng trong khi các năm trước lãi khoảng 240-300 tỷ/năm.

Ước tính theo báo cáo tài chính của FLC - hiện còn nắm giữ 21,7% vốn của Bamboo Airways - thì hãng hàng không này lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, tức gần bằng mức lỗ của cả năm 2021.

Thực tế giai đoạn 2019-2020, hoạt động chính của Bamboo Airways cũng lỗ rất lớn nhưng nhờ vào một số khoản đầu tư đã mang lại cho công ty khoản doanh thu tài chính khổng lồ, kéo lợi nhuận dương. Việc cố giữ lợi nhuận dương cũng nhằm để thực hiện kế hoạch IPO/niêm yết.

Dấu ấn “cơ trưởng” Đặng Tất Thắng trên hành trình của Bamboo Airways: Từ tham vọng chia lại thị phần hàng không đến khoản lỗ hơn 4.000 tỷ trong chưa đầy 2 năm - Ảnh 4.

Năm 2021 cũng là giai đoạn Bamboo Airways tăng vốn mạnh, từ 7.000 tỷ năm 2020 tăng lên 18.500 tỷ năm 2021. Tổng tài sản tăng mạnh từ 6.000 tỷ lên hơn 17.900 tỷ trong năm. Ngoài việc tăng vốn của chủ sở hữu, Bamboo Airways còn tăng gấp đôi nợ ngắn hạn lên 4.274 tỷ đồng và tăng gấp rưỡi nợ dài hạn lên 977 tỷ đồng để có thể chống chịu với cơn bão Covid-19.

Trên bảng cân đối kế toán của Bamboo Airways năm 2021 có khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh hơn 6.300 tỷ và phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 9.500 tỷ, gấp gần 4 lần số cùng kỳ năm 2020.

Ông Đặng Tất Thắng từng nhận định: "Theo dự đoán chủ quan của tôi, 2021 đã là năm đáy của khủng hoảng. 2022 chắc chắn sẽ là một năm tốt đẹp hơn". Tuy nhiên rất nhiều dự định dang dở của ông Thắng chưa thực hiện được, thì ông đã rời toàn bộ vị trí lãnh đạo cấp cao tại Bamboo Airways để lớp lãnh đạo mới, nhà đầu tư mới dẫn dắt hãng bay phát triển.

https://cafef.vn/dau-an-co-truong-dang-tat-thang-tren-hanh-trinh-cua-bamboo-airways-tu-tham-vong-chia-lai-thi-phan-hang-khong-den-khoan-lo-hon-4000-ty-trong-chua-day-2-nam-20220730001642329.chn

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
8 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
8 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
6 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
5 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.