Đâu là nghịch lý của một khu vực có nhiều tỷ phú hơn bất cứ nơi nào trên thế giới?

11/09/2018 07:53
Mặc dù nền kinh tế có bước tăng trưởng vượt bậc nhưng hàng triệu người dân vẫn đang vật lộn trong đói nghèo.

Mặt trái của sự tăng trưởng vượt bậc

Khu vực châu Á hoạt động vì tất cả mọi người là thông điệp được bà Lan Mercado, Giám đốc vùng châu Á, Oxfam gửi đi ngay trước thềm Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF) bắt đầu sáng nay (11/9).

Nhắc lại ý kiến của ông Lê Lương Minh, nguyên Tổng Thư ký ASEAN, bà Lan Mercado cho biết khu vực này đang đặt mục tiêu hướng đến tăng trưởng bao trùm và bền vững. Kế hoạch xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 cũng đưa ra một bức tranh về khu vực mà mọi người đều được hưởng lợi, trong đó, con người làm trung tâm.

Đâu là nghịch lý của một khu vực có nhiều tỷ phú hơn bất cứ nơi nào trên thế giới? - Ảnh 1.

Bà Lan Mercado

Nói rằng kinh tế khu vực đã tăng trưởng ngoạn mục, Giám đốc Oxfam cho biết trong vòng ít hơn 5 thập kỷ, GDP đã tăng từ 37,6 tỷ USD năm 1970 lên 2,6 nghìn tỷ vào năm 2016. Phần lớn sự tăng trưởng là do đóng góp của doanh nghiệp tư nhân.

Cũng trong 20 năm gần đây, hơn 100 triệu người có việc làm và hàng triệu người thoát nghèo. 

Dù vậy, bà vẫn đặt ra câu hỏi về mặt trái của sự tăng trưởng khi các con số ghi nhận lại việc hàng triệu người đang vật lộn trong đói nghèo.

Một nghịch lý, theo bà, là trong khi Châu Á - Thái Bình Dương có nhiều tỷ phú hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, thì vẫn còn hơn 70 triệu người dân tại Đông Nam và Đông Á bị thiếu ăn.

Nghĩa là các thành tựu kinh tế phần lớn là do các doanh nghiệp đạt được, gần như chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận, đã gây ra khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo.

Bất bình đẳng thu nhập tại châu Á đã tăng 20% trong vòng 20 năm qua. Các bằng chứng cho  thấy 4 người đàn ông giàu có nhất Indonesia có lượng của cải nhiều hơn 100 triệu người cộng lại. Số tiền mà người đàn ông giàu có nhất Việt Nam kiếm được trong một ngày nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm hay tại Thái Lan, 56% của cải của quốc gia thuộc về 1% người giàu có nhất.

Đâu là nghịch lý của một khu vực có nhiều tỷ phú hơn bất cứ nơi nào trên thế giới? - Ảnh 2.

Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo liên tục bi nới rộng

Trong sự thiếu công bằng đó, phụ nữ, trẻ em gái bị bỏ lại ở phía sau cho dù họ có tiềm năng lớn về đóng góp kinh tế. 

"Vì sự tăng trưởng và bất bình đẳng là kết quả của việc kinh doanh", đại diện Oxfam nhận xét và bày tỏ các doanh nghiệp có tiềm năng lớn nhất trong việc thay đổi các động lực cần chia sẻ thịnh vượng theo hướng bao trùm và có trách nhiệm hơn.

Các mô hình kinh doanh vượt khỏi mục đích lợi nhuận

Theo đại diện Oxfam, ngày càng nhiều người tiêu dùng cho biết muốn mua sản phẩm từ các công ty đạt tiêu chuẩn về đạo đức và xây dựng được các giải pháp thị trường để giải quyết các thách thức về xã hội và môi trường.

Các nhà đầu tư và các chính phủ cũng kêu gọi sự thay đổi, yêu cầu và thúc đẩy các thực hành kinh doanh có đạo đức và có trách nhiệm với xã hội. Đầu tư môi trường, xã hội và quản trị Nhà Nước (ESG) đang tăng, và các đầu tư có tác động xã hội cũng đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Điều này thể hiện qua con số thực tế khoảng 3,6 tỷ USD đã được chi tại Đông Nam Á.

Đâu là nghịch lý của một khu vực có nhiều tỷ phú hơn bất cứ nơi nào trên thế giới? - Ảnh 3.

Các chính phủ đang tích cực thúc đẩy các mô hình kinh doanh công bằng, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp xã hội, bằng cách thiết lập các động lực và ưu đãi về pháp lý và tài chính mềm dẻo.

Mô hình kinh doanh bao trùm được đại diện Oxfam cho rằng có 3 đặc điểm chính.

Thứ nhất, các doanh nghiệp cải thiện điều kiện sống của người nghèo bằng cách tạo ra việc làm cung cấp cho họ các kỹ năng, tiếp cận với thị trường và cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, các công ty làm việc cùng cộng đồng trong các chuỗi giá trị trên tinh thần hợp tác cùng có lợi để người sản xuất có thể kiếm đủ tiền sống một cuộc sống thỏa đáng, đồng thời thúc đẩy quá trình kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh hơn.

Thứ ba, doanh nghiệp sẽ đạt được các thành công về thương mại thông qua việc cải thiện năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường bằng cách làm việc cùng người nghèo để tạo ra giá trị kinh tế bền vững.

Từ các sáng kiến thúc đẩy tính bền vững về xã hội và môi trường đã có nhiều mô hình năng động hướng tới kinh doanh công bằng, bao trùm và bền vững hơn đang nổi lên. Trong các doanh nghiệp xã hội, vùng Đông Nam Á dẫn đầu trong việc trả lương công bằng và các cơ hội lãnh đạo cho phụ nữ.

Hiện nay, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền con người và trả mức lương đủ để người lao động thực hiện các quyền này được coi là nhiệm vụ tiên quyết đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, theo bà Lan Mercado, các doanh nghiệp có cơ hội để tạo ra sự khác biệt và trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng bằng cách áp dụng những thực hành giúp doanh nghiệp trở nên thân thiện với con người và môi trường hơn.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
12 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
15 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.