Dầu thô của Nga đã trở nên quá phụ thuộc Ấn Độ và Trung Quốc

16/08/2022 06:39
Nga đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm hơn 40% lượng dầu xuất khẩu. Nhưng đáng lo ngại với Nga là nhập khẩu dầu thô của hai thị trường này đã có dấu hiệu đạt 'đỉnh'.

Theo dữ liệu từ hãng phân tích hàng hóa Kpler, Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ nhất thế giới – và Ấn Độ - nước nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới – đã nhập tổng cộng 1,85 triệu thùng dầu thô Nga/ngày trong số 4,47 triệu thùng/ngày mà Nga xuất khẩu trong tháng 7/2022.

Theo đó, hai "gã khổng lồ châu Á" chiếm 41,4% tổng lượng xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 7, gần gấp đôi so với mức 21,7% cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ và Trung Quốc trong tổng nhập khẩu dầu Nga đã giảm trong những tháng gần đây, từ mức 45,4% vào tháng 5/2022, đó là khi Nga đang tuyệt vọng tìm kiếm những khách hàng mới để mua dầu thô của mình trong bối cảnh các quốc gia phương Tây hạn chế nhập khẩu dầu Nga bởi cuộc xung đột giữa nước này với Ukraine.

Trong tháng 6/2022, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 45,2% xuất khẩu dầu của Nga. Điều đó có nghĩa là việc tỷ trọng của 2 thị trường trong tổng xuất khẩu dầu Nga sụt giảm trong tháng 7 là do những vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Nhập khẩu của Trung Quốc

Về dữ liệu xuất khẩu, Trung Quốc là điểm đến của 843.000 thùng/ngày dầu thô của Nga trong tháng 7, giảm từ mức 1,33 triệu thùng/ngày trong cả tháng 6 và tháng 5, theo dữ liệu của Kpler.

Chuyển sang xem xét dữ liệu nhập khẩu, theo Kpler, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,16 triệu thùng dầu thô/ngày từ Nga trong tháng 7 thông qua thị trường đường biển, trong khi Refinitiv Oil Research ước tính tổng nhập khẩu qua cả đường biển và đường ống là 1,67 triệu thùng/ngày.

Theo Refinitiv, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba tháng.

Điều đó có thể cho thấy nhu cầu của Trung Quốc đối với dầu thô Nga đã đạt mức tối đa, mặc dù dầu Nga vẫn rẻ hơn ít nhất 10 USD/thùng so với các loại dầu của các nhà cung cấp Trung Đông như Saudi Arabia.

Nhập khẩu của Ấn Độ

Có một số dấu hiệu cho thấy sự "thèm muốn" của Ấn Độ đối với dầu thô Nga cũng đã đạt "đỉnh". Kpler ước tính nhập khẩu dầu Nga vào Ấn Độ trong tháng 7 ở mức 1,05 triệu thùng/ngày, giảm so với mức 1,12 triệu thùng/ngày trong tháng 6.

Mặc dù vậy, nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga vẫn ở mức cao so với trước khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, vì lượng nhập khẩu dầu Nga vào Ấn Độ năm ngoái không có tháng nào vượt 200.000 thùng/ngày.

Cũng rất thú vị khi biết rằng Ấn Độ đang mua lượng lớn dầu thô Urals của Nga, được xuất khẩu từ các cảng châu Âu và do đó có một hành trình đường biển dài hơn qua Kênh đào Suez hoặc quanh Mũi Hảo vọng ở phía dưới của châu Phi.

Theo số liệu của Kpler, Ấn Độ đã nhập khẩu 666.000 thùng dầu thô Urals/ngày trong tháng 7, vượt mức 145.000 thùng dầu thô ESPO/ngày (dầu thô ESPO được bốc xếp tại các cảng của Nga ở Thái Bình Dương và là loại dầu chủ yếu được cung cấp cho Trung Quốc).

Ở những nơi khác ở châu Á, dầu thô của Nga vẫn đang chật vật để tìm người mua, với xuất khẩu sang Nhật Bản đã giảm xuống 0 trong tháng 6 và tháng 7, từ mức cao nhất năm 2022 là 112.200 thùng/ngày vào tháng 3.

Xuất khẩu dầu Nga đến Hàn Quốc cũng đang giảm, chỉ còn 115.400 thùng/ngày trong tháng 7, giảm so với mức 131.000 thùng/ngày trong tháng 6 và mức cao nhất năm 2022 là 307.000 thùng/ngày trong tháng 3.

Với một số dấu hiệu cho thấy sự "thèm muốn "của châu Á đối với dầu thô của Nga có thể đang lên đến đỉnh điểm, sẽ rất rủi ro đối với Moscow khi những khách hàng châu Âu thực hiện tốt kế hoạch hạn chế, hoặc thậm chí ngừng nhập khẩu.

Theo dữ liệu của Kpler, chắc chắn xuất khẩu của Nga sang châu Âu trong thời gian qua đã giảm nhưng không đáng kể. Điều đó phần lớn là do dữ liệu của Kpler bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ - một phần của châu Âu và họ đã gia tăng mua dầu thô của Nga trong những tháng gần đây, với xuất khẩu dầu Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 7 đạt khoảng 312.000 thùng/ngày, tăng từ mức 222.500 thùng/ngày trong cùng tháng năm 2021.

Nếu tính cả Thổ Nhĩ Kỳ, xuất khẩu của Nga sang châu Âu là 2,15 triệu thùng/ngày trong tháng 7, giảm nhẹ so với 2,19 triệu thùng/ngày trong tháng 6 và giảm so với 2,99 triệu thùng/ngày trong tháng 2, tháng trước khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu tác động đến thương mại dầu của châu lục này.

Bức tranh tổng thể của thị trường dầu hiện nay là Nga nhìn chung đã tăng cường xuất khẩu dầu thô sang các khách hàng ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, nhưng có thể đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy xuất khẩu dầu Nga sang khu vực này đang đạt "đỉnh".

Liệu châu Âu có thể cắt giảm đáng kể nhập khẩu dầu thô từ Nga trong những tháng tới hay không? Điều này đang trở thành điểm mấu chốt, có thể xác định liệu Moscow có thực sự bắt đầu cảm thấy "tổn thương" trên "mặt trận xuất khẩu" dầu thô hay không.

Dầu thô của Nga đã trở nên quá phụ thuộc Ấn Độ và Trung Quốc - Ảnh 1.

Hình: Nhập khẩu dầu thô từ Nga vào Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ

Tham khảo: Refinitiv

Tin mới

Ma trận 16 xe giá 600-900 triệu đồng: Mitsubishi Destinator về Việt Nam 'chen chân' vào đâu?
5 giờ trước
Giá bán của Mitsubishi Destinator khi về Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới
4 giờ trước
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam ra mắt mẫu SUV tiết kiệm xăng: chạy full nhiên liệu 1.500 km, thách thức Mazda CX-5
2 giờ trước
Mẫu SUV mới có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 220 km và phạm vi hoạt động toàn diện là 1.500 km.
BMW X3 tăng giá hơn 300 triệu đồng nhưng vẫn rẻ hơn GLC 300, thêm cảnh báo điểm mù
56 phút trước
Giá bán BMW X3 bất ngờ tăng sau khi ra mắt thị trường chưa đầy 2 tháng.
Điện thoại gập không còn là "đồ chơi nhà giàu": Galaxy Z Fold7 và Flip7 khiến người Việt chịu chi hơn bao giờ hết, xếp hàng từ tận 7 giờ sáng để mua máy mới
58 phút trước
Ngày 26/7, dòng Galaxy Z series thế hệ mới chính thức mở bán tại Việt Nam, nhưng không đơn thuần là chuyện mở bán, sự kiện này cho thấy người dùng đã dần sẵn sàng nâng cấp sang điện thoại gập. Điều gì khiến hàng loạt khách hàng xếp hàng nhận máy sớm?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.389.316 VNĐ / tấn

16.29 UScents / lb

1.69 %

- 0.28

Cacao

COCOA

0 VNĐ / tấn

0.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.561.071 VNĐ / tấn

297.65 UScents / lb

2.52 %

- 7.70

Gạo

RICE

15.030 VNĐ / tấn

12.64 USD / CWT

0.72 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.599.213 VNĐ / tấn

999.25 UScents / bu

0.50 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.505 VNĐ / tấn

281.60 USD / ust

0.53 %

- 1.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
19 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bất ngờ giá hồ tiêu Việt Nam
1 ngày trước
Trong 6 tháng đầu năm, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, trong đó tiêu đen đạt bình quân 6.665 USD/tấn, tăng gần 94%; tiêu trắng đạt 8.079 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Không phải sầu riêng, một loại quả đang khiến nông dân Thái Lan rơi vào cảnh ‘sầu’: Sản lượng tăng nóng khiến giá giảm mạnh, Chính phủ vừa chi 1 tỷ baht để giải cứu
1 ngày trước
Thái Lan triển khai loạt biện pháp khẩn cấp hỗ trợ nông dân trồng loại quả này giữa mùa thu hoạch kỷ lục.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.