Đây là thứ giúp dân miền Tây thoát ám ảnh khát cháy: Bẫy nước ngọt

19/03/2020 14:10
(Dân Việt) Hạn hán, mặn xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phức tạp, bất thường. Phần lớn các con sông, giếng, ngay cả nước máy cũng đều bị nhiễm mặn và lợ. Cây cối héo khô, mất mùa vì thiếu nước thì người dân nơi đây cũng đang điêu đứng trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.

day la thu giup dan mien tay thoat am anh khat chay: bay nuoc ngot hinh anh 1

Cây lúa ở ĐBSCL chết thảm vì nước mặn xâm nhập. 

Lượng mưa sụt giảm, thiếu nước ngọt trầm trọng

Ngay từ giữa tháng 2/2020, ĐBSCL chứng kiến hạn hán và xâm nhập mặn ở mức báo động 1 trong vòng nhiều năm qua. Gây thiệt hại nặng nề trong đời sống sinh hoạt và canh tác của bà con nông dân.

Theo Bộ NNPTNT, tính đến 3/2020, tổng thiệt hại lúa vụ lên đến 32.000 héc ta, 80.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Giá nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu tăng từ 8.000VND/m3 lên 200.000VND/m3. Một gia đình 4 người mỗi tháng phải chi ít nhất hơn 1 triệu đồng mua nước ngọt. Người dân các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất”.

Mới đây, đại diện Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết: “Theo số liệu quan trắc, lượng mưa trên các vùng thuộc lưu vực sông Mê Kông, kể cả phần lưu vực thuộc Trung Quốc, vẫn đều bị sụt giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn lưu vực, bao gồm cả vùng ĐBSCL của Việt Nam”.

Cụ thể, vùng Vân Nam (Trung Quốc) giảm 72%, vùng Bắc Lào và Thái Lan giảm 82%, vùng Đông Bắc Thái Lan giảm 85%, vùng Trung Nam Lào và Tây Nguyên giảm 80%, vùng châu thổ ĐBSCL giảm 84% so với trung bình nhiều năm.

Các chuyên gia phân tích, tình trạng mưa giảm hẳn vào năm nay là do  lượng nước từ Trung Quốc xả về hạ du bị sụt giảm.Và,  mưa rất ít trên toàn bộ các vùng ở hạ lưu  sông Mê Kông. Chính vì vậy, các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mê Kông, dẫn đến dòng chảy về vùng ĐBSCL qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc cũng bị sụt giảm. So với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy về Tân Châu và Châu Đốc giảm 19%, và xấp xỉ với dòng chảy tháng 2/2016.

Do dòng chảy về ĐBSCL ít và chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 14 đến 24 km, và vào sâu hơn so với tháng 2/2016 từ 2 đến 6 km.

Cũng theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, dự báo dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc: “Dựa trên các kết quả dự báo mưa trên lưu vực sông Mê Kông, xu thế xả nước của các đập thủy điện Trung Quốc, tình hình sử dụng nước trên lưu vực và dự báo chế độ triều cho tháng 3/2020, tổng lượng dòng chảy tới vùng ĐBSCL của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc dự kiến sẽ bị sụt giảm tới 13% so với trung bình nhiều năm và thấp hơn tổng lượng dòng chảy tháng 2/2016 khoảng 5%”.

Giải pháp cho tình trạng thiếu nước ngọt

Đối với bà con ĐBSCL, mỗi mùa khô là mỗi lần ám ảnh. Tất cả các con sông của vùng bị mặn, nước máy cũng mặn chát. Đến tháng 3 - 4 là hầu hết không nhà nào còn nước ngọt. Một người dân chia sẻ: “Sông Mekong bị bức tử, cả một vùng châu thổ khát cháy, nước biển tràn vào 100%, thì còn ghê gớm hơn xưa gấp bội. Gần biển, cho nên các con giếng cũng mặn đắng, dù có điện lưới, có trạm bơm, cũng chẳng giải quyết được gì. Nước ngọt không có để uống, thì tắm rửa phải dùng đến nước mặn.”

day la thu giup dan mien tay thoat am anh khat chay: bay nuoc ngot hinh anh 2

Mô hình "bẫy nước ngọt" được kiến trúc sư Hà Nhật Tân giới thiệu. 

Trao đổi về vấn đề này, kiến trúc sư Hà Nhật Tân – người sinh ra và lớn lên ở miền Tây, ông hiểu rõ mùa khô và nước xâm mặn, có chia sẻ 2 cách giúp bà con nơi đây giải quyết phần nào tình trạng thiếu nước ngọt:

Ông khuyên người dân nếu không có nước ngọt, không nên uống nước lợ vì càng uống sẽ càng khát. Để giảm tối đa lượng nước uống, cần phải bổ sung đủ nước. Cách hay nhất là uống canh, hãy nấu một nồi canh lớn cho mỗi bữa. Ăn canh nhiều nhất có thể. Nếu ăn canh nhiều, có thể không cần phải uống thêm nước mà vẫn không khát.

Ngoài ra, có thể "bẫy hơi nước" (nước ngọt) bằng một chiếc hộp bằng kính chứa nước mặn. Sau đó phơi chiếc hộp này dưới nắng, hơi nước sẽ bốc lên. Mặt trên cùng của chiếc hộp kính nên làm nghiêng, dốc vào một cái máng. Hơi nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt trên cùng và chảy vào cái máng này. Chỉ việc thu nước trong cái máng, sẽ được nước ngọt. Có khoảng chục lít nước cho 1m2 bề mặt/ngày. Với 2m2, sẽ thu được khoảng 20 lít nước mỗi ngày (ít thì 10 lít, ngày nắng có thể lên đến 50 lít/ngày), đủ cho nhu cầu nước uống của một gia đình.

Cùng với 2 phương pháp trên, ông Tân nhấn mạnh: “Với 6 miếng kiếng và 2 chai silicon, bạn dư sức làm một cái "bẫy nước ngọt". Nhớ là cái bẫy này phải kín, không thì hơi nước sẽ thoát đi hết. Ai không biết làm thì ra tiệm đặt cái hồ cá 1mx2m. Nhớ là cái nắp nghiêng khoảng 30 độ thu vào 1 cái máng. Cái máng này thu vào 1 cái bình nước suối 12 lít”.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.880.480 VNĐ / tấn

17.24 UScents / lb

0.47 %

+ 0.08

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

229.211.092 VNĐ / tấn

399.94 UScents / lb

1.62 %

+ 6.37

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.986.503 VNĐ / tấn

1,045.50 UScents / bu

0.51 %

+ 5.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.463.457 VNĐ / tấn

295.35 USD / ust

0.32 %

+ 0.95

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
8 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
9 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
13 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng