Dệt may Việt Nam cần giải bài toán nguyên liệu để “đón sóng” EVFTA

31/07/2020 08:14
Bên cạnh những cơ hội của EVFTA, nhiều người lo ngại, quy tắc xuất xứ từ vải sẽ khiến dệt may Việt Nam khó được hưởng lợi từ Hiệp định này.

Ngày 1/8, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực, đây được coi là cơ hội lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Bởi theo cam kết của EVFTA, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, hàng dệt may sẽ được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm.

Ngoài việc hưởng lợi thế về thuế suất, Hiệp định này còn hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam cơ hội nhập khẩu máy móc chất lượng cao, tiếp cận nguồn nguyên liệu đạt chuẩn tại EU…

Với những cơ hội lớn, nhiều doanh nghiệp dệt may sẵn sàng tâm thế để “đón sóng” ngay khi hiệp định có hiệu lực để tận dụng được lợi thế về thuế quan. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư bài bản từ nhà xưởng, máy móc công nghệ đến việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà nhập khẩu.

Dệt may Việt Nam cần giải bài toán nguyên liệu để “đón sóng” EVFTA - Ảnh 1.

Dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức khi EVFTA có hiệu lực.


Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Kết nối châu Âu (Eurolink-đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, da giày) cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng để đón đầu Hiệp định, công ty đã chuẩn bị nhiều kiến thức, thông tin, mong muốn tận dụng được các cơ hội từ Hiệp định EVFTA.

Hiện nay, Eurolink đang chuyển đổi mô hình lớn hơn, ông Thành kỳ vọng và mong chờ, sự đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tạo ra “làn gió” mới để khởi sắc hơn trong tương lai. Công ty đang có 7 dự án xây dựng nhà máy mới, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, doanh nghiệp 2 bên có thể sẽ song song hợp tác, đầu tư lẫn nhau để từ đó tìm kiếm được nhiều đơn hàng, khách hàng phù hợp với các mặt hàng mà công ty đang sản xuất.

Tuy nhiên, với quy mô xuất khẩu gần 5 tỷ USD/năm sang EU, việc làm thể nào để dệt may Việt Nam thỏa mãn tiêu chí xuất xứ “từ vải trở đi” trong EVFTA để được giảm thuế vẫn là bài toán khó.

Quy tắc xuất xứ từ vải sẽ khiến dệt may Việt Nam khó được hưởng lợi từ Hiệp định này. Bởi thực tế, ngành dệt may hiện chưa chủ động được nguồn vải đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào EU; việc mua vải trong nước phải trả thuế VAT 10% đắt hơn so với vải nhập khẩu khiến lợi ích cắt giảm thuế quan chưa đủ bù đắp để giảm giá bán và cạnh tranh được với các quốc gia khác. Hơn nữa, nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của Hàn Quốc hoặc một nước thứ 3 mà hai bên cùng ký Hiệp định thương mại tự do như: Nhật Bản, ASEAN. Do đó, giá thành cao và chủng loại nguyên liệu không phong phú cũng là vấn đề cần tính toán của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, quy tắc xuất xứ đang là vấn đề khó nhất của dệt may Việt Nam trong tận dụng EVFTA. Ngoài vấn đề quy hoạch, việc gỡ nút thắt này cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công Thương và chính quyền địa phương trong tiếp nhận dự án dệt nhuộm.

Trước đề xuất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ sẽ phối hợp với hiệp hội, đơn vị liên quan sớm hoàn thành chiến lược phát triển, làm cơ sở cho ngành phát triển khâu thượng nguồn, đáp ứng quy tắc xuất xứ. Trước mắt, Bộ sẽ xây dựng hệ thống riêng về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tuyên truyền và lựa chọn một số doanh nghiệp đưa vào hệ thống, kết nối với EU để đảm bảo uy tín của Việt Nam…

Về phía doanh nghiệp, những việc các doanh nghiệp dệt may cần làm là đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh tại thị trường EU. Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch thông tin về lao động, môi trường sản xuất, đặc biệt đảm bảo quy tắc xuất xứ./.

Tin mới

'Nỗi đau' làm xe điện của Ford: Mỗi quý lỗ tới 1,3 tỷ USD, càng bán càng lỗ, là 'con sâu' đánh tụt hiệu suất của cả tập đoàn
9 giờ trước
Cứ mỗi chiếc xe điện được bán ra trong quý vừa qua, Ford lỗ tương đương 132.000 USD/chiếc.
VinFast tung ưu đãi lớn tặng 3 tháng thuê pin cho khách hàng mua xe máy điện
9 giờ trước
Người dùng mua xe máy điện VinFast có cơ hội nhận 3 tháng thuê pin hoặc tiền mặt trị giá 1,05 triệu đồng.
Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
8 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ.
LG đưa TV OLED không dây đầu tiên trên thế giới về Việt Nam
8 giờ trước
Đây là dòng tivi OLED không dây đầu tiên trên thế giới, sở hữu hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét 144Hz.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
7 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Wuling Mini EV giảm giá thấp nhất còn 189 triệu tại đại lý trước khi mẫu mới về, rẻ ngang 2 chiếc SH 160i bản ‘base’
6 giờ trước
Với số lượng còn không nhiều, phiên bản Wuling Mini EV Lv1 (Tiêu chuẩn 1) đang được giảm giá mạnh tại các đại lý.
Bộ Xây dựng khẳng định có tình trạng "thổi giá" chung cư ở Hà Nội
3 giờ trước
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2024, Bộ Xây dựng khẳng định có tình trạng "thổi giá" chung cư ở Hà Nội. Theo đó, một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.
Chiến lược tiếp cận khác biệt tạo nên bản sắc Wyndham Grand Lagoona Bình Châu
11 giờ trước
Kiến tạo một ngôi nhà nghỉ dưỡng giữa miền thiên nhiên nguyên sơ khác biệt đồng thời mang đến đa dạng trải nghiệm, dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, Wyndham Grand Lagoona Bình Châu mang đến một sắc màu khác biệt và độc đáo, là điểm sáng hấp dẫn trên thị trường bất động sản Bình Châu - Hồ Tràm hiện nay.
Sau Tim Cook, đến lượt Satya Nadella sắp có chuyến thăm Đông Nam Á: Liệu CEO Microsoft có đến Việt Nam?
12 giờ trước
Satya Nadella dự kiến sẽ có mặt tại Đông Nam Á từ ngày 30/4 đến 2/5.