Điểm danh các dự án đón vốn FDI ''khủng'' trong 9 tháng đầu năm

21/10/2022 13:47
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính đến 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18,7 tỷ USD.

Lego (1 tỷ USD)

Tháng 3/2022, UBND tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn LEGO. Đây là nhà máy thứ 6 của LEGO trên thế giới và nhà máy thứ 2 ở châu Á của LEGO. Công trình dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay và đi vào hoạt động vào 2024.

Theo kế hoạch, Tập đoàn LEGO sẽ xây dựng nhà máy sản xuất trên diện tích 44 ha tại khu công nghiệp VSIP III. Nhà máy LEGO tại Bình Dương sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO khi sử dụng năng lượng tại chỗ từ pin mặt trời. VSIP sẽ thay mặt LEGO xây dựng một dự án năng lượng mặt trời kế bên.

Được biết, nhà máy tại Việt Nam sẽ là nhà máy phụ trách công tác làm khuôn và đóng gói phục vụ cho thị trường châu Á của LEGO, bên cạnh nhà máy tại Giang Tô, Trung Quốc.

Dự án mở rộng nhà máy Samsung Thái Nguyên (920 triệu USD)

Ngày 16/2, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mở rộng Dự án Samsung Electro-Mechanics Việt Nam cho Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (Công ty SEMV) với số vốn tăng thêm 920 triệu USD.

Dự án Samsung Electro-Mechanics đi vào hoạt động vào năm 2015, với tổng vốn đầu tư 1,35 tỷ USD. Số lao động sử dụng (tại thời điểm 31/10/2021) là 6.585 người. Mục tiêu của dự án là sản xuất và lắp ráp bản mạch in kết nối mật độ cao, các linh kiện, phụ tùng (như camera module, bộ nắn điện, Touch sensor module, Linear motor...) cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao, các loại sản phẩm điện và điện tử khác; xây dựng và vận hành các khu nhà và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cần thiết khác cho các chuyên gia và công nhân của Công ty.

Ngày 23/12/2021, Công ty nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên 51.957,246 tỷ đồng, tương đương 2,27 tỷ USD (tăng thêm 920 triệu USD). Với mục tiêu chính: Sản xuất mảng lưới bóng chíp bán dẫn và các linh kiện, phụ tùng (Camera Module, Thấu kính, Actuator, Bộ nắn điện, Touch sensor module, Linear motor, WPT...) cho các loại thiết bị viễn thông và thiết bị di động công nghệ cao và các loại sản phẩm điện và điện tử khác...

Dự án nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Goertek (khoảng 400 triệu USD)

Dự án Goertek, với tổng vốn đầu tư khoảng 11 nghìn tỷ đồng (500 triệu USD). Trong đó, Dự án Goertek 1 có vốn đầu tư 7.475 tỷ đồng (312,3 triệu USD), thực hiện trong năm 2021 được 1.145,5 tỷ đồng (47,8 triệu USD), số vốn còn lại sẽ được thực hiện trong năm 2022, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10/2022.

Ngày 11/1/2022, tỉnh Nghệ An đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư lần 2 cho Goertek Vina. Theo đó, Goertek Vina quyết định tăng vốn thêm 400 triệu USD vào dự án tại Nghệ An, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 500 triệu USD. Dự kiến dự án sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 người lao động sau khi hoàn thành.

Ngoài 3 dự án lớn kể trên, một số dự án FDI lớn khác trong 9 tháng đầu năm 2022 phải kể đến như dự án mở rộng Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử JNTC của Công ty TNHH JNTC Vina của Hàn Quốc tại Bắc Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD; Dự án thương mại và dịch vụ GE Việt Nam (Hàn Quốc) tại Phú Thọ, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 216,9 triệu USD...

Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2022. TP. HCM dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 9 tháng đầu năm trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Sau TP. HCM, Bình Dương là địa phương đứng thứ hai cả nước về thu hút FDI, với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58% so với cùng kỳ. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm, Bình Dương đã cấp mới cho 54 dự án, với vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 1,8 tỷ USD; điều chỉnh vốn cho 17 dự án, với lượng vốn đăng ký điều chỉnh đạt 20 triệu USD.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho hay, riêng TP. HCM và Bình Dương đã chiếm tới 30,27% tổng vốn FDI vào cả nước. Tiếp theo, địa phương có lượng vốn FDI đầu tư nhiều thứ 3 cả nước là Bắc Ninh, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,78 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn và tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài các địa phương kể trên, trong nhóm các địa phương đã thu hút trên 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 9 tháng đầu năm còn có Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai và Hà Nội, với tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt đạt 1,5 tỷ USD, 1,2 tỷ USD, 1,1 tỷ USD và 1 tỷ USD.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
12 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
12 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
12 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
12 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
13 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
14 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
3 tháng VinFast bán hơn 35.000 xe, gấp 3 lần Toyota và Hyundai – Vị trí top 1 thị trường năm 2025 sớm có chủ?
15 giờ trước
Chiếm 30% thị phần toàn thị trường, VinFast duy trì vị thế dẫn đầu trong quý 1/2025 nhờ lợi thế về sản phẩm, giá bán hấp dẫn và hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc đua top 1 thị trường dường như đã được định đoạt với sự vượt trội của hãng xe Việt.
Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
1 ngày trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
1 ngày trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.