Doanh nghiệp Việt sẵn sàng gia nhập chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh toàn cầu

08/03/2021 10:16
Nguyên liệu xanh được giới chuyên gia đánh giá là nhóm nguyên liệu đang tăng trưởng mạnh và thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó khi “ông lớn” ngành Nhựa – Tập đoàn An Phát Holdings dồn tiềm lực cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu PBAT lớn nhất Đông Nam Á.

Tiềm năng rộng mở

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức đã ký 25 sắc lệnh, trong đó có việc nước Mỹ sẽ quay trở lại Hiệp định Paris và nhiều sắc lệnh vạch ra hướng đi cho chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu, nhằm nối lại các nỗ lực bảo vệ môi trường.

Ở góc nhìn kinh tế, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Trường đại học FulBright Việt Nam, một thời kỳ mới về thương mại quốc tế sẽ mở ra, trong đó Việt Nam có cơ hội vững vị thế của một quốc gia xuất khẩu. Với tiềm năng của thị trường nguyên liệu xanh, xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội vững tiến khi nền kinh tế Việt có những doanh nghiệp mạnh về tài chính và sáng chế công nghệ như An Phát Holdings, đang tính bài toán "chớp cơ hội vàng".

Tiến sĩ Nguyễn Lê Thăng Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất PBAT An Phát, thành viên Tập đoàn An Phát Holdings nhận định, thị trường nguyên liệu xanh toàn cầu đang trong giai đoạn khởi đầu với tiềm năng rất lớn khi ngành công nghiệp thế giới dần chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tại châu Âu, châu Mỹ, Úc, Canada và nhiều quốc gia khác, Chính phủ đã ban hành lệnh cấm hoặc đánh thuế rất cao đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng bao bì màng mỏng/túi nhựa truyền thống. Nhu cầu về sản phẩm phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu để tạo nên các sản phẩm ấy và đây sẽ là cơ hội cho những doanh nghiệp đủ sức mạnh "chớp thời cơ".

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng gia nhập chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh toàn cầu - Ảnh 1.

Dự báo dung lượng thị trường bioplastics thế giới giai đoạn 2019 - 2025 (Nguồn: European Bioplastics Association)

Xu hướng tiêu dùng xanh kéo theo sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nguồn nguyên liệu chất dẻo sinh học (bioplastics). Nhóm ngành được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, chạm mốc 2,87 triệu tấn vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng khoảng 36% trong 5 năm tới.

Châu Á đang là trung tâm sản xuất chính với hơn 46% thị phần sản xuất bioplastics, 25% công suất sản xuất còn lại được đặt tại châu Âu. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên 28% vào năm 2025.

Doanh nghiệp Việt bước chân vào thị trường nguyên liệu xanh quốc tế

Bên cạnh nguồn nguyên liệu được sản xuất từ tinh bột bắp hoặc đường mía (PLA) và tinh bột hóa dẻo, PBAT - nguồn nguyên liệu có khả năng phân hủy sinh học được dự báo sẽ là tương lai của ngành bioplastics. Trên thế giới, một số nhà sản xuất hàng đầu như BASF (Đức), Novamont (Ý), AnKor Bioplastics (Hàn Quốc) và mới đây có thêm Hengli Group (Trung Quốc) đang cung cấp nguồn nguyên liệu PBAT với dung lượng khoảng 500.000 tấn, tính đến cuối năm 2020. 

Tại Việt Nam, doanh nghiệp đầu tiên bước chân vào thị trường PBAT là Tập đoàn An Phát Holdings. Lãnh đạo Tập đoàn này cho biết, nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (PBAT) sẽ được khởi công vào tháng 9/2021, công suất dự kiến 30.000 tấn/năm và sẽ khánh thành năm 2023 nhằm tham gia chuỗi cung ứng nguyên liệu PBAT trên toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng gia nhập chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh toàn cầu - Ảnh 2.

Sản xuất sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn tại nhà máy thuộc Tập đoàn An Phát Holdings

Thị trường chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn là cơ hội, nhưng để bước chân vào và cạnh tranh với các tên tuổi lớn trên trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải có nền tảng tài chính và công nghệ đủ mạnh. V

ới vị thế là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành nhựa Việt Nam, có mạng lưới khách hàng rộng lớn và đặc biệt là số ít doanh nghiệp sở hữu sáng chế nguyên liệu và sản phẩm xanh trên thế giới, An Phát Holdings tự tin bước sang thị trường PBAT. Nhà máy PBAT đặt mục tiêu sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn BPI Compostable của Hoa Kỳ, TUV OK Compost và DinCertco Compostable của châu Âu. 

Tiến sĩ Nguyễn Lê Thăng Long cho biết, An Phát Holdings chọn công nghệ sản xuất độc quyền từ Đức với công thức được nghiên cứu bởi các chuyên gia Hàn Quốc, để ngay khi ra sản phẩm, PBAT sẽ đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Trong định hướng của An Phát Holdings, 70% sản phẩm PBAT sản xuất ra dùng để khép chuỗi cung ứng của An Phát Holdings, sản xuất các sản phẩm phân hủy sinh học hoàn toàn như túi rác, túi thực phẩm, túi có quai, ống hút, cốc giấy, dao, thìa, dĩa… dùng một lần, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Khoảng 30% nguồn nguyên liệu PBAT sẽ dùng để thương mại, cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong nước và quốc tế. An Phát Holdings cũng xác định thị trường mục tiêu là Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc, Úc…

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng gia nhập chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh toàn cầu - Ảnh 3.

Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Canada… đang dần cấm/hạn chế túi nilon

An Phát Holdings cho biết, đây là mảng thị trường rất tiềm năng, Tập đoàn này đang và sẽ hướng đến mạnh mẽ trong thời gian tới.

An Phát Holdings có lợi thế đặc biệt khi từng bước làm chủ nguồn nguyên liệu, Tập đoàn giảm chi phí nguyên liệu đầu vào phân hủy sinh học khoảng 20 - 30% cho các công ty thành viên như An Phát Bioplastics, An Trung Industries…, từ đó có lợi thế giảm giá thành các sản phẩm xanh, phát triển rộng hơn các khách hàng trong nước và quốc tế.

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
7 giờ trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
5 giờ trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
5 giờ trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
Không phải điều hòa, 9 thiết bị quen thuộc này đang âm thầm "ngốn điện" kinh khủng, lý do hóa đơn tăng cao chóng mặt là đây!
4 giờ trước
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng điều hòa mới là thứ "ngốn" điện nhất trong nhà. Tuy nhiên, sau khi tham khảo mức tiêu thụ điện của các thiết bị gia dụng dưới đây thì có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đấy.
Hai 'khách sộp' tăng mạnh nhập nông sản Việt Nam
4 giờ trước
Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.