Đội lốt dự án nhà ở công nhân để lấy đất dân

02/06/2018 09:03
Đồng Nai vốn có khu công nghiệp và lượng công nhân lớn nhất nhì nước. Nên khi nghe thông tin về nhà ở cho công nhân của Cty TNHH Vạn Phúc (Cty Vạn Phúc, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng giới thiệu địa điểm và duyệt ngay dự án.

Không bị ép giá, nhiều nông dân ấp Xóm Hố (huyện Nhơn Trạch) phấn khởi giao đất cho chủ đầu tư với mong muốn thoát cảnh chân lấm tay bùn. Thế nhưng sau 15 năm ròng, nhà ở cho công nhân không thấy đâu, chỉ có tài sản của dân “bốc hơi”. Trong khi chính quyền thì chỉ có trách nhiệm lúc ký quy hoạch rồi không quan tâm những lời kêu cứu của dân.

Công nhân không nhà nông dân không còn đất

Đồng Nai dẫn đầu cả nước với 32 KCN hoạt động với gần 1 triệu công nhân (60% lao động nhập cư). Từ 15 năm trước, nhu cầu nhà ở công nhân của tỉnh này đã tạo áp lực cho cơ quan chức năng và doanh nghiệp.

Thế nên năm 2003, ông Ao Văn Thinh (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai lúc bấy giờ) đã ký ngay Quyết định số 1322 chấp thuận cho Cty Vạn Phúc lập quy hoạch đầu tư dự án khu nhà ở cho công nhân trên diện tích 9ha tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, một trong những huyện có số lượng công nhân và KCN lớn nhất nhì tỉnh. Năm 2004, tỉnh Đồng Nai ra ngay quyết định thu hồi đất để triển khai dự án.

5 năm sau, năm 2008, Cty Vạn Phúc cử người đi thương thuyết với hàng chục hộ dân có đất trong dự án, với lời hứa hấp dẫn: Đổi đất lấy hạ tầng. Cứ giao 1.000m2 sẽ nhận lại 150m2 đất nền với hạ tầng đường sá hoành tráng, lại còn có công viên tập dưỡng sinh dưỡng già.

Cty Vạn Phúc còn lập cả bản cam kết và hợp đồng hợp tác đầu tư đóng mộc đỏ chót với nội dung: “Ngay sau khi nhận giấy tờ pháp lý và mặt bằng sẽ làm cơ sở hạ tầng ngay, không được chậm trễ quá 15 ngày... Chậm nhất 180 ngày sẽ giao nền thương phẩm…”. Bản cam kết còn thể hiện Cty Vạn Phúc có ký kết hợp tác với cả cty của Singapore để làm dự án, lại còn được lập, ký kết ở phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai nữa. Rõ là quá tin tưởng!

Không bị ép như các dự án khác, lại có cả bản cam kết nhiều nông dân ấp Xóm Hố (xã Phú Hội huyện Nhơn Trạch) phấn khởi giao toàn bộ đất đai, sổ đỏ cho chủ đầu tư để kỳ vọng thoát cảnh chân lấm tay bùn. Mà không chỉ nhiều nông dân Xóm Hố, hàng chục hộ dân ở TPHCM có đất trong dự án này cũng vui vẻ giao đất.

Năm 2009, UBND tỉnh Đồng Nai lại chấp thuận điều chỉnh quy hoạch cục bộ dự án theo đề nghị của cty, không chỉ là nhà ở công nhân mà còn thêm chữ “chuyên gia”, nên tăng số nền biệt thự từ 34 lô lên 36 lô, nhà liên kề từ 126 lô lên 212 lô, chung cư từ 5 lên 15 tầng. Rõ là hoành tráng cho công nhân và chuyên gia!

15 năm sau, mới đây, năm 2018, khi chúng tôi xuống nơi này và phải sững lại. Nhà ở công nhân, biệt thự chuyên gia không thấy đâu, chỉ là những lô nền nham nhở, cỏ mọc um tùm và nước mắt bức xúc của những nông dân không còn đất.

Đội lốt dự án nhà ở công nhân để lấy đất dân - Ảnh 1.
Ông Đặng Văn Minh thẫn thờ trong căn nhà tạm bợ trên chính mảnh đất của mình. Ảnh: PV

Nhà đầu tư khốn đốn

Không kịp thay quần áo ướt nhẹp vì mưa do đi cắt cỏ cho bò, ông Đặng Văn Minh (60 tuổi, trưởng ấp Xóm Hố) nói như nghẹn lại: “Gia đình tôi giao hơn 4.000m2 đất gồm cả sổ đỏ cho chủ đầu tư từ năm 2008, để đổi lấy 4 nền. Đến giờ, 10 năm rồi, không hề nhận được mảnh nền đất thổ cư hay miếng giấy chủ quyền nào cả”.

Còn ông Huỳnh Văn Nhàn giao mảnh đất hơn 7.000m2 đất cho cty rồi cùng con cháu về tá túc tạm thời tại ấp Đất Mới, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch), để chờ 180 ngày sau lấy nền xây nhà. Nhưng ông chờ mãi, từ lúc tuổi mới hơn 70 đến giờ này đã 86 tuổi vẫn không thấy sổ đỏ nền mới đâu. Tương tự, ông Lê Văn Ga giao 6.500m2 đất sản xuất cho Cty Vạn Phúc rồi tất cả… mất dạng. Hàng chục hộ dân ấp Xóm Hố lâm cảnh bi kịch như vậy.

Mà không chỉ nông dân, nhiều nhà đầu tư ở ngay TPHCM cũng bị Cty Vạn Phúc cho “ăn bánh vẽ” ngoạn mục. Bà Tạ Thị Bé Năm (quận 3, TPHCM) bức xúc: “Gia đình tôi có hơn 1,3 ha đất trong dự án. Theo hợp đồng, Cty Vạn Phúc sẽ trả lại cho tôi 15% đất thổ cư có hạ tầng đầy đủ và có giấy chứng nhận quyền sở hữu từng nền. Nhưng từ đó đến giờ, hơn 10 năm rồi, không có mảnh giấy nào! Tôi xuống đòi nhiều lần, Giám đốc Cty… toàn hứa rồi né tránh!”.

Theo tố cáo của người dân, Cty Vạn Phúc đã đem bán nền trên giấy từ gần 10 năm trước. Lần theo thông tin giao dịch đất, chúng tôi tìm được ông Trịnh Đình Chữ (phường 25 quận Bình Thạnh TPHCM) đã mua nền của Cty Vạn Phúc. 72 tuổi nhưng ông Chữ cũng không kìm được bức xúc, đưa toàn bộ chứng từ và đơn khởi kiện cho chúng tôi xem.

Hóa ra, sau khi có được đất và sổ đỏ của người dân, làm vài con đường đá nham nhở rồi phân lô, từ năm 2009, Cty Vạn Phúc đã bán hết nền dưới hình thức hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tư, chỉ chừa lại phần đất quy hoạch chung cư cao tầng. Giá bán lúc đó thấp cũng 4 triệu đồng/m2. Người mua phải trả 95% tổng giá trị lô đất, 5% còn lại sẽ giao khi nhận sổ đỏ.

Các nhà đầu tư thứ cấp ở TPHCM đã nhanh chóng chớp thời cơ mua lại, bởi Nhơn Trạch là khu vực phát triển mạnh KCN, lại nằm trên trục quốc lộ 51 giáp huyện Long Thành là nơi sẽ xây dựng sân bay và được tỉnh Đồng Nai lựa chọn lên quy hoạch làm Trung tâm hành chính tỉnh.

Kết cục ra sao? Ông Trịnh Đình Chữ cho biết, năm 2009, ông đã bỏ ra hơn cả tỉ đồng mua 3 nền của Cty Vạn Phúc. Chủ đầu tư cam kết trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng sẽ làm xong hạ tầng và giao sổ đỏ để ông xây nhà.

Đến giờ, ông Chữ không nhận quyền sở hữu mảnh đất đã mua. “9 năm qua, tôi đi tìm đòi sổ nhưng Giám đốc Cty là ông Huỳnh Văn Thích hứa hẹn rồi né tránh luôn! Tôi sẽ kiện ra tòa!” - ông Chữ bức xúc và cho biết, cả trăm người ở TPHCM mua đất nền của cty này chung “số phận” như ông.

Trách nhiệm của chính quyền ở đâu?

Ký quyết định giới thiệu địa điểm, quy hoạch, thu hồi đất giao cho Cty Vạn Phúc để rồi chẳng thấy triển khai nhà ở công nhân nhưng ngành chức năng Đồng Nai lại không có động thái gì. Đáng nói hơn, sau chữ ký phê duyệt dự án, ngành chức năng Đồng Nai còn thể hiện sự thiếu quan tâm đến ngạc nhiên trước tiếng kêu cứu của người dân mình suốt hơn 10 năm qua. Thậm chí, người ta còn o ép dân dù theo quy định thì Cty Vạn Phúc phá vỡ hợp đồng, đồng nghĩa việc thỏa thuận của dân với cty vô hiệu.

Ông Lê Văn Ga bức xúc: “Trước đây với 6.500m2 đất, gia đình tôi sống khá ổn định. Chờ mãi không thấy gì, ty vi phạm hợp đồng, lại không còn đất trồng trọt, quẫn quá, tôi quay lại sản xuất trên đất mình thì bị chính quyền ngăn cản không cho làm”.

Ngay cả ông Đặng Văn Minh, 20 năm làm chức trưởng ấp Xóm Hố, cũng khốn đốn. Đang yên lành bỗng nhiên không còn đất, năm 2016, ông Minh quay lại đất mình làm cái chuồng để nuôi bò kiếm cơm, dựng kề bên 4 vách tường không tô trát để làm chỗ chui ra chui vào cho cả gia đình.

Ngay lập tức UBND xã Phú Hội lệnh cho chi nhánh điện lực Nhơn Trạch trong vòng 24h phải cắt điện; công an xã phải tổ chức lực lượng cấm tất cả phương tiện chở vật liệu và thợ xây vào làm cho ông Minh. Lý do rất đơn giản là công trình không được phép vì: “Dự án Khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia do Cty Vạn Phúc đầu tư”.

Dẫn chúng tôi vào cái nhà vệ sinh tạm bợ, trong căn nhà tồi tàn với tường gạch không được… tô trát và mái tôn hoen rỉ, giữa ngập ngụa mùi phân bò, ông Minh chua chát: “Tôi vừa mới lén làm được cái này cho gia đình không phải… ra đồng đấy. Người ta cắt điện cái chòi gạch và chuồng bò của tôi tới 8 lần vì kéo dây điện từ nhà làng xóm qua… đất dự án.

Người ta còn đòi phạt 25 triệu đồng, đòi đập nhà. Tôi tức quá lên xã, huyện nói thẳng rằng các anh có nhìn thấy không. Từ hàng nghìn mét đất, tôi bỗng thành kẻ không nhà, phải làm cái chuồng gạch chứ không phải cái nhà nữa, để ở mà chờ, để nuôi bò kiếm cơm cháo, không có 2 triệu chứ đừng nói 25 triệu đóng phạt. Nói đến mức đó, mấy anh ấy mới… để im!”.

Cũng từ năm 2016, ông Minh đâm đơn ra TAND huyện Nhơn Trạch kiện yêu cầu tuyên hủy hợp đồng, buộc Cty Vạn Phúc phải trả lại chủ quyền đất. Tại buổi hòa giải ngày 11.7.2016, đại diện Cty Vạn Phúc là ông Nguyễn Văn Minh cũng ra tới nhưng tuyên bố không trả vì “đất đã được thu hồi theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai”. Rồi vị đại diện cũng hứa rằng tới tháng 2.2017 hoàn tất sẽ giao sổ cho ông Minh. Và nay đã gần nửa năm 2018, mọi sự vẫn y như cũ.

Suốt cả chục năm qua, không chỉ đơn từ, cứ mỗi lần có tiếp xúc cử tri, người dân Xóm Hố cũng kêu cứu khẩn thiết. Dân nói, đại biểu ghi nhận. Chính quyền xã có kiến nghị gửi lên cấp cao hơn. Tuy nhiên đến giờ đâu vẫn hoàn đó.

Tin mới

Bánh trung thu mở bán sớm 3 tháng
8 giờ trước
Năm nay Rằm Trung thu rơi vào tháng 10 nhưng từ tháng 6, nhiều doanh nghiệp, cơ sở làm bánh trung thu đã đưa hàng ra thị trường.
'Đừng học code nữa, học ngành này đi' - Ngành gì mà CEO của công ty lớn nhất hành tinh nhất định theo bằng được nếu trở lại tuổi 20
8 giờ trước
"Làn sóng tiếp theo của AI không nằm trong mã lập trình mà nằm trong các định luật vật lý", CEO Nvidia Jensen Huang cho biết.
Nửa đầu năm, Trung Quốc tăng mua một sản vật cao cấp, Việt Nam thu về gần 2.000 tỷ đồng
8 giờ trước
Đây là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu Việt Nam những tháng đầu năm.
Đột kích một kho hàng, công an triệt phá đường dây bán mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa giả, tịch thu hơn 400.000 sản phẩm trị giá 16 tỷ đồng
7 giờ trước
Cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 400.000 sản phẩm mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa giả, sau cuộc điều tra liên quan đến một trường hợp tử vong nghi do hít phải khí độc từ sản phẩm.
“Trồng sầu riêng ở Trung Quốc không hề dễ dàng”, cứu tinh nào giúp láng giềng Việt Nam chuẩn bị đón vụ mùa bội thu, gây áp lực lên các đối thủ?
6 giờ trước
Trung Quốc thu hoạch sầu riêng trồng trong nước với đảo Hải Nam dẫn đầu làn sóng canh tác nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Hyundai Creta 2025 giảm giá mạnh tại đại lý: Bản 'base' còn hơn 564 triệu đồng, kịch sàn giá nhóm xe Nhật, Hàn cùng phân khúc
14 giờ trước
So với các đối thủ, Hyundai Creta không chỉ có giá thấp hơn một chút mà còn là mẫu mới nâng cấp ra mắt gần đây với năm sản xuất mới nhất.
VW Golf giá cao nhất gần 1,9 tỷ đồng: ‘Không gánh doanh số, mà có thể để gõ đầu Civic Type R’
15 giờ trước
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, đây là thời điểm chín muồi để Volkswagen Việt Nam phân phối chính hãng Golf.
Kia Carens bản điện giá quy đổi gần 550 triệu đồng mở bán từ hôm nay, có cơ hội về Việt Nam khi xe xăng sắp bị hạn chế
20 giờ trước
Kia Carens Clavis EV bắt đầu được nhận cọc từ ngày 22/7 với mức cọc quy đổi tương đương khoảng 7,5 triệu đồng.
Jensen Huang: 'Nếu tôi ở tuổi 20, tôi sẽ chỉ chọn ngành này để học' – 1 từ đủ thấy tầm nhìn đỉnh chóp của CEO công ty lớn nhất hành tinh
1 ngày trước
Ngành học này được cho là cực kỳ cần thiết để đón đầu "làn sóng AI tiếp theo".