Giảm thiểu những gót chân achiles của doanh nghiệp dệt may

30/07/2019 10:27
Chuỗi giá trị ngành dệt may bị đứt gãy do nguồn vải nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp dệt may đang từng bước khắc phục điểm yếu này.

Các doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm và sử dụng các nguồn nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ sẽ có lợi thế lớn từ các FTA. Cụ thể,  EVFTA yêu cầu quy tắc từ vải trở đi. Hàng Dệt may Việt Nam phải có các công đoạn Dệt nhuộm và Cắt may được thực hiện tại Việt Nam hoặc nước có FTA chung với EU và Việt Nam (như Hàn Quốc) mới được hưởng ưu đãi thuế.

Còn CPTPP dành ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu toàn bộ 3 công đoạn kéo sợi, dệt nhuộm, và may hoàn thiện được thực hiện trong nội khối CPTPP với tỷ lệ nội khối đạt trên 90% thành phần sản phẩm theo trọng lượng. 3 nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ 1 công đoạn cắt và may gồm: vali - túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp, ngoài ra áp dụng với sản phẩm sử dụng nguyên liệu thuộc nhóm danh mục nguồn cung thiếu hụt.

Các FTA được nhận xét sẽ thúc đẩy ngành dệt may phát triển theo chiều sâu, với nhiều công đoạn được thực hiện trong nước. Trên thực tế, những doanh nghiệp đầu ngành từ lâu đã có chiến lược đường dài chuẩn bị cho các bước hội nhập này. Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG cho biết, hiện gần 100% nguồn nguyên liệu của TNG có xuất xứ trong nước, chẳng hạn vải do Trường Thành, Formosa (nhà máy dệt Long An) sản xuất, bông và một số nguyên phụ liệu trực tiếp TNG đầu tư sản xuất, ngoài ra một lượng nguyên liệu khác nhập khẩu từ Hàn Quốc…

TNG cũng mạnh dạn đầu tư cho chuỗi sản xuất phụ trợ để chủ động kiểm soát chất lượng, thời gian giao hàng… Chuỗi phụ trợ của TNG hiện bao gồm 7 ngành hàng gồm dây chuyền bông, thêu, trần, thùng carton, túi PE, in, giặt. Ngoài dây chuyền bông đang hoạt động, một nhà máy bông có công suất gấp đôi hiện nay, vào loại lớn nhất miền Bắc, dự kiến sẽ đi vào hoạt động bắt đầu từ Quý 4 năm 2019.

Ngoài ưu đãi về thuế, các FTA được nhìn nhận sẽ đem lại cơ hội vàng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa dạng hóa thị trường và tái cấu trúc khách hàng. Chẳng hạn, với CPTPP, Việt Nam có cơ hội tiếp cận các thị trường mà trước đó chưa có hiệp định thương mại song phương với Việt Nam như Canada, Mexico, Peru với kì vọng có thể tăng thị phần xuất khẩu vào các nước CPTPP lên khoảng 15% từ chưa đầy 10% hiện nay.

Trong 6 tháng đầu năm, ngoài các khách hàng truyền thống như Haddad, Comtextile, The Children’s Palace, Decathlon, các doanh nghiệp dệt may như TNG thường xuyên đón các đối tác nước ngoài đến trao đổi, đề xuất hợp tác, trong đó có nhiều tập đoàn đến từ các thị trường mới như Nga, Hàn Quốc. Theo đánh giá của ông Thời, đây là tín hiệu rất tốt vì muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp buộc phải đa dạng hóa khách hàng.

Theo nhận xét của đại diện Tập đoàn Delcathon, một trong những nhà nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, tập đoàn chọn đối tác chính dựa trên nhiều tiêu chí. Thứ nhất là doanh nghiệp có phát triển bền vững hay không, với bộ tiêu chí đánh giá liên quan đến các yếu tố như công nhân, môi trường. Thứ hai là khả năng cung ứng dịch vụ, chẳng hạn khả năng giao và thực hiện đơn hàng đúng hạn, năng lực phản ứng kịp thời khi nhà nhập khẩu có những yêu cầu phát sinh. Thứ ba là chất lượng sản phẩm và cuối cùng mới là yếu tố giá cả.

Đề cập đến nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may, một phân tích của CTCK FPTS mới đây cho biết, nguồn cung sợi tổng hợp polyester ở Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Việt Nam

hiện chỉ có 4 doanh nghiệp sản xuất sợi polyester là Sợi Thế Kỷ và 3 doanh nghiệp FDI khác. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng sợi tái chế tiếp tục tăng do xu hướng sử dụng các sản phẩm có tính chất bảo vệ môi trường gia tăng.

Nhiều thương hiệu lớn trong ngành may mặc như H&M, NIKE, Decathlon đã cam kết sự dụng sợi tái chế ít nhất 25% và số lượng thương hiệu cam kết sử dụng sợi tái chế đang không ngừng tăng lên. Bởi vậy, những doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất sợi, đặc biệt đang tính đến chuyện mở nhà máy sản xuất sợi hoặc đầu tư cho nguyên phụ liệu ngành dệt may rất nên chú ý đến xu hướng này.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các FTA đang khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam có thực lực đầu tư cho chuỗi nguyên phụ liệu, bên cạnh đó là ưu tiên cho quản trị hệ thống minh bạch, nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng là các tập đoàn lớn trên thế giới.

Mới đây, lãnh đạo Công ty cổ phần Dệt may Sông Hồng chia sẻ, doanh nghiệp đang ấp ủ kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm.

Ông Nguyễn Văn Thời cũng cho rằng, với ngành dệt may, sản xuất xanh và phát triển bền vững chắc chắn sẽ trở thành nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp.

Tin mới

Ưu đãi đặc quyền sắm xe sang chỉ dành riêng cho khách hàng Honda
2 giờ trước
Công ty Honda Việt Nam (HVN) triển khai chương trình khuyến mãi "Xe đỉnh vươn tầm - Khẳng định vị thế" (CTKM) dành riêng cho khách hàng thân thiết khi mua các mẫu xe SH125i, SH150i và SH160i. Đừng bỏ lỡ cơ hội thăng hạng xe, nâng tầm phong cách với mức trả góp lãi suất 0% hấp dẫn bạn nhé!
Nguồn cung giảm, giá hồ tiêu tiếp tục tăng
2 giờ trước
Giá hồ tiêu trong nước và xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận tăng, trong khi mùa vụ thu hoạch hồ tiêu đã kết thúc nên nguồn cung sẽ ngày càng giảm. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tung nhiều gói bán xe VinFast VF 3, "chốt đơn" thế nào để tiết kiệm được cả chục triệu đồng?
3 giờ trước
Mẫu xe điện VinFast VF 3 đang tạo nên cơn sốt thực sự với giá thành hấp dẫn. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể tiết kiệm được hàng chục triệu đồng với loạt ưu đãi này.
'Xe tăng' Tesla Cybertruck đầu tiên bị đâm nặng lại có 'hung thủ' vô cùng bất ngờ tới từ Ford
3 giờ trước
Mẫu xe nổi tiếng cứng cáp Tesla Cybertruck đã gặp tai nạn lớn đầu tiên với hung thủ là một chiếc SUV Ford.
Giá USD hôm nay 16/5: Trong và ngoài nước đồng loạt "lao dốc"
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 16/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 16/5 ở mức 24.240 đồng, giảm mạnh 29 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.