Giấu bố mẹ ở quê bỏ học đại học sau 1 tháng để mở shop bán hàng online, chàng trai giờ là chủ của 2 công ty trị giá hàng triệu USD

19/12/2018 09:43
Cả 2 công ty của Tan hiện tại đều đã qua giai đoạn startup nhưng điều đáng nói là hành trình từ con số không từ những ngày đầu khởi nghiệp của anh.

Khi gặp Roby Tan, mọi người sẽ đánh giá anh ấy nhìn có vẻ trẻ hơn những doanh nhân khác. Ăn mặc đơn giản với quần jean, áo in họa tiết cổ truyền Indonesia và đi giày thể thao.

Ở tuổi 45, Tan là nhà sáng lập của 2 công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia. Mitra Komunikasi Nusantara (MKNT) có vốn hóa thị trường trị giá 70 triệu USD và đã công bố mức doanh thu đạt 443 triệu USD vào năm ngoái. Công ty còn lại là Kioson có vốn hóa 138 triệu USD và kết thúc năm 2017 đạt doanh thu 79 triệu USD.

Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của MKNT là viễn thông, bán thiết bị, điện thoại, voucher nạp tiền và thiết bị mạng. Theo báo cáo hàng năm năm 2017, công ty có tổng 94 chi nhánh văn phòng, 15.000 CTV bán hàng và 125.000 nhà bán lẻ.

Kioson là chi nhánh của MKNT. Đây là một hãng kinh doanh từ online đến offline, giống mô hình của nhà bán lẻ điện tử Kudo. Kioson cung cấp các thiết bị phần cứng và sản phẩm phần mềm cho hơn 35.000 đại lý và doanh nghiệp vừa và nhỏ để giải quyết các công việc trực tuyến.

Cả 2 công ty của Tan hiện tại đều đã qua giai đoạn startup nhưng điều đáng nói là hành trình từ con số không từ những ngày đầu khởi nghiệp của Tan.

Tan không sinh ra trong một gia đình giàu có. Cuộc sống của anh khởi đầu ở Makasa – một thành phố ở phía Đông Sulawesi – nơi gia đình anh điều hành một cửa hàng nhỏ bán cà phê và đinh hương.

Bố mẹ anh đã cho Tan tới Jakarta học tại Đại học Tarumanagare nhưng anh không thích cho lắm. Vì vậy giấu bố mẹ, anh đã bỏ học sau 1 tháng và khởi nghiệp kinh doanh của chính mình, bán các thiết bị và phụ kiện máy tính cả online lẫn trực tiếp. Anh tiếp tục điều hành cửa hàng tuy nhỏ nhưng có lợi nhuận của mình trong vòng 10 năm trước khi bán cho cho em trai vào năm 2002 và theo đuổi cơ hội mới trong lĩnh vực công nghiệp viễn thông.

Tan tham gia vào lĩnh vực viễn thông bởi anh nhận thấy một cơ hội: Kích thước thị trường khoảng 200 triệu người dùng phải trải nghiệm những khó khăn khi sử dụng Pulsa – loại thẻ nạp điện thoại tại Indonesia.

"Pulsa cần thiết như gạo vậy. Người Indonesia nào cũng cần", Tan nói.

Tan thừa nhận rằng khi khởi nghiệp năm 2003, anh là một "người mới" và hoàn toàn không có ý tưởng rõ ràng về việc mình có thể đóng góp gì cho ngành công nghiệp. Kết quả là anh chỉ bán thẻ điện thoại trong năm đầu khởi nghiệp khi tìm hiểu về thị trường và những thách thức của nó.

Cùng năm đó, Indoensia có 13 công ty viễn thông và mỗi đơn vị trong số này lại phát hành loại thẻ nạp điện thoại riêng của họ. Thẻ điện thoại được bán trong những loại thẻ cứng được in bởi rất nhiều mệnh giá khác nhau: 1 USD, 2 USD, 5 USD, 10 USD…

Tất cả các voucher này được sản xuất tại Jakarta và chuyển tới 98 thành phố trên khắp cả nước. Để đảm bảo có đủ hàng, các nhà phân phối luôn cần vốn lớn để mua các mệnh giá khác nhau từ 13 nhà mạng. Và dù có tiền, việc thiếu nguồn cung vẫn thường xuyên diễn ra.

Tan cùng các cộng sự đã nảy ra ý tưởng về một giải pháp hết sức đơn giản. Họ chi 1.300 USD mua 100 thẻ điện thoại các mệnh giá khác nhau từ tất cả những nhà mạng trên cả nước, cào lấy mã thẻ và cho vào một bảng tính.

Sau đó, họ xây dựng một server để các nhà phân phối có thể gửi tin nhắn văn bản cho họ để yêu cầu mua mã thẻ. Server sẽ tự động gửi mã sau khi xác nhận nhà phân phối đã chuyển tiền cho MKNT.

Sử dụng hệ thống này và có ưu thế là người tiên phong trên thị trường, đội ngũ của Tan khoảng 10 người đã tuyển dụng 4.000 đại lý cấp dưới trên khắp các thành phố ở Indonesia. Trong vòng 1 năm, họ quản lý hơn 60.000 đại lý nhỏ.

Vậy hệ thống này hoạt động ra sao? Một đại lý bán thẻ điện thoại 1 USD ở mức giá 1,2 USD cho người dùng và phần lợi nhuận này được chia sẻ cho chính họ, đại lý cấp dưới và MKNT. Tan cũng nhấn mạnh rằng anh vui vì không chỉ MKNT làm tốt mà nó có thể giúp nhiều người chủ những cửa hàng nhỏ và thậm chí người phục vụ bãi xe có thu nhập đáng kể.

"Tôi nhớ một trong những đại lý cấp dưới trên đường rombong rokok đã kiếm được 1 USD mỗi ngày. Ông chủ đã tham gia từ rất sớm và tuyển dụng những đại lý dưới mình nữa. Trong vòng vài năm, anh có thể mua nhà và xe, lập gia đình".

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho các doanh nhân, anh nói: "5 người đi cùng bạn sẽ cho thấy bạn là ai, bạn nghĩ gì và cuối cùng bạn sẽ đạt được thành tựu nào. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang có những người bạn tốt quanh mình. Niềm tin và sự suy nghĩ thận trọng cũng sẽ cho bạn suy nghĩ đúng đắn, giúp bạn sẵn sàng cho những thách thức mỗi ngày. Hãy luôn tích cực".

Tin mới

Bất ngờ với giá cua biển Cà Mau dịp lễ 30-4 và 1-5
56 phút trước
Nhiều hộ nuôi ở Cà Mau vẫn "bỏ túi" tiền triệu dù giá cua biển chỉ tăng nhẹ vào dịp lễ
Xe mới ồ ạt lên lịch về Việt Nam và đây là những mẫu vừa tiết kiệm xăng, vừa không lo trạm sạc
3 giờ trước
Cơ sở hạ tầng cho xe điện còn hạn chế nên xe hybrid hiện là giải pháp tiết kiệm xăng phù hợp nhất. Dưới đây là 4 mẫu xe hybrid sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong năm nay.
Mỹ cấm TikTok: Trung Quốc "phản đòn" cực gắt
3 giờ trước
Thượng viện Mỹ đã thông qua luật buộc ByteDance phải bán TikTok hoặc đối mặt lệnh cấm tại Mỹ. Phía Trung Quốc mới đây đã có phản ứng hết sức gay gắt.
Top 10 nước xem TikTok hằng ngày nhiều nhất thế giới: Việt Nam đứng hạng mấy?
4 giờ trước
HHT - Một thống kê mới đã đưa ra danh sách những nước xem nhiều video TikTok mỗi ngày nhất, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhất trong số các nước châu Á.
Tại sao iPhone vẫn chạy tốt sau khi rơi từ trên máy bay xuống nhưng hỏng ngay khi bạn chỉ lỡ tay làm rơi?
4 giờ trước
Bị rơi từ độ cao 5.000m xuống đất, chiếc iPhone 14 Pro Max không hề hấn gì. Nhưng nhiều người chỉ lỡ làm rơi điện thoại từ trên bàn xuống thôi mà máy đã hỏng luôn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.