GS. Trần Văn Thọ: "Cách mạng 4.0 rất cao xa, có những phương pháp đơn giản hơn chúng ta không làm"

11/01/2018 10:54
Tại Hội thảo "Nâng cao năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa" thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 diễn ra sáng nay (11/01), GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Tokyo, đã nêu ra các vấn đề về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay cũng như các giải pháp và kinh nghiệm từ Nhật Bản.

Nền kinh tế Việt Nam 2017 đã đạt được những thành tựu ấn tượng như tốc độ tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, đầu tư nước ngoài cao nhất trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, ông Trần Văn Tuấn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng "mô hình tăng trưởng hiện không phù hợp với các điều kiện thay đổi của nền kinh tế".

Ông Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cũng nhận định: "Để tránh được bẫy thu nhập trung bình và duy trì tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế mới, thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước và tăng sức cạnh tranh”. Vì vậy, tăng trưởng năng suất, đẩy mạnh công nghiệp hóa chính là một giải pháp để nước ta thoát được bẫy thu nhập trung bình.

GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Tokyo, nhận định: “Tăng năng suất có một số vấn đế rất đơn giản nhưng chúng ta không để ý”. Theo đó, tái phân bổ nguồn lực, cách tân công nghệ và công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là những giải pháp cần thiết.

Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, số lượng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp và kinh doanh cá thể còn nhiều. Năm 2016, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm hơn 40% tổng lao động, kinh tế cá thể chiếm hơn 30% trong nền kinh tế. Có thể thấy dư địa tăng năng suất của Việt Nam còn rất lớn.

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục (1955 - 1973) cho thấy Nhật có sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự dịch chuyển từ các ngành có giá trị gia tăng thấp như dệt may, da giày sang các ngành có giá trị gia tăng cao như điện tử, ô tô.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm vị trí cao trong nền kinh tế trong khi doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ bé trên thị trường. GS. Trần Văn Thọ nhận xét "ở Việt Nam hay kêu gọi khởi nghiệp nhưng như vậy chưa đủ, khởi nghiệp phải có quy mô lớn".

Các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta chủ yếu có quy mô nhỏ, không có năng lực xuất khẩu, đầu tư đổi mới thiết bị, vì vậy thiếu kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam đã thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên, chất lượng của các doanh nghiệp FDI cũng như liên kết giữa khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên không tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ.

So với Nhật Bản vào khoảng 60 năm trước, Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tương đồng. Thời kỳ đó, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một nước công nghiệp hiện đại nhờ tăng năng suất lao động bằng cách tăng quy mô doanh nghiệp và cải tiến công nghệ. Thập niên 50, 70, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Theo GS. Thọ, đây là một giải pháp đơn giản và hiệu quả, "cách mạng 4.0 rất cao xa, có những phương pháp đơn giản hơn chúng ta không làm".

Các thông tin về du nhập công nghệ của Việt Nam còn thiếu dữ liệu. “Tôi tìm thử Việt Nam về thống kê nhập xuất khẩu công nghệ thì không ra, hỏi Ngân hàng Nhà nước cũng không có”, GS Thọ cho biết. Do đó, theo vị giáo sự, Việt Nam cần bổ sung thống kê này để nhìn được bức tranh toàn cảnh về xuất, nhập khẩu công nghệ của doanh nghiệp Việt.

Việt Nam cũng sắp kết thúc giai đoạn dân số vàng nhưng công nghiệp hóa còn ở vị trí thấp trong nền kinh tế và ở giai đoạn thấp trong chuỗi giá trị sản phẩm. Điều này cho thấy nước ta có nguy cơ kết thúc công nghiệp hóa sớm. Với một nước thu nhập trung bình thấp thì đẩy mạnh công nghiệp hóa chính là một giải pháp đột phá nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, công nghiệp hóa của nước ta còn tiến triển chậm, lao động có xu hướng chuyển sang các ngành dịch vụ giá trị thấp.

Từ những nhận định trên, GS. Trần Văn Thọ đưa ra các đề xuất về chiến lược và chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, Việt Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, cải thiện thị trường lao động, thị trường vốn, ưu tiên nhập khẩu công nghệ, thúc đẩy một số ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
8 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
8 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
10 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.760.126 VNĐ / tấn

17.03 UScents / lb

0.76 %

- 0.13

Cacao

COCOA

228.556.832 VNĐ / tấn

8,792.00 USD / mt

0.56 %

+ 49.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

227.537.600 VNĐ / tấn

397.02 UScents / lb

0.88 %

+ 3.45

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.975.041 VNĐ / tấn

1,044.30 UScents / bu

0.39 %

+ 4.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.496.411 VNĐ / tấn

296.50 USD / ust

0.75 %

+ 2.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
11 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
11 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
15 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng