Hà Nội chưa có phương án phá dỡ tiếp vi phạm công trình 8B Lê Trực1

12/02/2020 15:08
(Dân Việt) Dù đã thực hiện phá dỡ vi phạm tại công trình 8B Lê Trực giai đoạn 1 từ hơn 4 năm trước, nhưng tới nay, việc quyết toán, thanh toán vẫn chưa được thực hiện và lãnh đạo UBND quận Ba Đình thừa nhận, không thể trả lời được 1 hay 2, hay 3 tháng nữa sẽ xử lý xong.

Chưa có phương án xử lý giai đoạn 2

Nhiều năm qua, dư luận và báo chí đã đặt ra vấn đề vì sao chậm xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực được đặt ra. Việc xử lý sai phạm tại 8B Lê Trực chậm trễ khiến cả trăm người dân đã bỏ hàng tỉ đồng mua căn hộ qua thời gian dài không được nhận nhà.

Trong cuộc thông tin báo chí ngày 12/2, ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, theo tiến độ chỉ đạo của UBND TP, Quận Ba Đình đã xử lý tháo dỡ xong tầng 19 – tầng vi phạm so với Giấy phép xây dựng (GPXD) Số 11 – Sở xây dựng đã cấp. Cũng căn cứ vào GPXD trên, thì các bộ phận vi phạm đã được các bộ phận vi phạm trậ tự xây dựng được sở ngành xem xét, xác định trong đó có tầng 17 và 18 – đây là 2 tầng xây dựng vượt chiều cao, diện tích sàn so với GPXD.

ha noi chua co phuong an pha do tiep vi pham cong trinh 8b le truc hinh anh 1

Ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình thông tin với báo chí. 

“Cơ quan chức năng đang chuẩn bị cho lắp cẩu tháp để triển khai cưỡng chế xử lý phá dỡ giai đoạn 2 công trình vi phạm trật tự xây dựng 8B Lê Trực gồm tầng 17 và 18. Theo tiến độ, chúng tôi dự kiến lắp đặt cần trục tháp và sau đó tháo dỡ vách kính, tường ngăn tầng 17 và tầng 18. Sau khi hoàn thành các phần việc này sẽ tiếp tục tháo dỡ kết cấu bê tông”, ông Chiến nói.

Tuy nhiên, chính Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng thừa nhận, đến nay chưa có phương án cưỡng chế xử lý phá dỡ giai đoạn 2 công trình. Thậm chí, việc quyết toán, thanh toán chi phí cho đợt phá dỡ giai đoạn 1 là tầng 19 và tum thang đến nay chưa có cơ sở để thanh toán dù đã qua gần 4 năm.

“Quận Ba Đình vẫn đang tìm kiếm đơn vị có đủ năng lực để thiết kế phá dỡ giai đoạn 2 là tầng 17 và 18 của công trình 8B Lê Trực. Sau khi tìm được đơn vị lập phương án phá dỡ, sẽ cho thẩm định lại rồi mới ra được phương án phá dỡ cụ thể để phê duyệt. Sau đó, lại đến bước tìm kiếm đơn vị thi công phá dỡ để thực hiện phá dỡ. Dù tích cực tìm kiếm nhưng đến nay, quận Ba Đình vẫn chưa tìm được đơn vị nhận thiết kế phương án phá dỡ. Do vậy, chưa biết khi nào xử lý xong sai phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực”, ông Chiến thông tin.

Cũng theo ông Chiến, kết cấu kỹ thuật tòa nhà rất phức tạp, việc phá dỡ lại phải đảm bảo an toàn cho phần giữ lại sử dụng. Có thể vì lý do đó khiến ít đơn vị mặn mà với việc tham gia xử lý sai phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực. “Chúng tôi đã xin ý kiến UBND TP Hà Nội và được đồng ý rồi, nếu không có đơn vị trong nước nào tham gia thiết kế phương án phá dỡ, sẽ mời đơn vị ở nước ngoài vào. Khi nào tìm được đơn vị thiết kế phá dỡ công trình sẽ thông tin công khai ngay”, ông Chiến nói.

Chủ đầu tư có phản biện về GPXD

Trả lời báo chí về việc vì sao gần 4 năm qua, công trình 8B Lê Trực tồn tại là khối bê tông sừng sững gây mất mỹ quan đô thị nhưng vẫn bế tắc phương án xử lý, ông Chiến cho biết, quận Ba Đình rất nỗ lực nhưng vụ việc rất phức tạp nên không thể xử lý nhanh.

Bên cạnh đó, quá trình xử lý, chủ đầu tư công trình đã có những phản biện về mặt pháp lý nên không thể đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể, Công ty CP May Lê Trực cho rằng, theo quy hoạch 1/500 được duyệt, công trình tại 8B Lê Trực được xây dựng cao 69,1 mét với 20 tầng nổi, 4 tầng hầm. Từ năm 2010, chủ đầu tư đã thi công xong phần móng và nhiều hạng mục đúng theo quy hoạch 1/500.

Tuy nhiên, sau đó quận Ba Đình đình chỉ thi công, yêu cầu xin GPXD. GPXD do Sở Xây dựng cấp năm 2014 là không đúng quy định về tiêu chuẩn xây dựng khi cấp cho 18 tầng nổi mà chiều cao công trình chỉ là 53 mét khiến trung bình mỗi tầng không đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng cho các công năng ở, văn phòng, trung tâm thương mại.

ha noi chua co phuong an pha do tiep vi pham cong trinh 8b le truc hinh anh 2

Người dân mua căn hộ tại công trình 8B Lê Trực kính đề nghị cơ quan chức năng giải quyết triệt để sai phạm để sớm nhận được nhà. 

Ông Chiến cũng cho biết, phía chủ đầu tư cho rằng, cần căn cứ theo quy hoạch 1/500 được phê duyệt để làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng cũng như xử lý sai phạm tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên, theo quan điểm của quận Ba Đình là căn cứ vào giấy phép xây dựng và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội theo quy định pháp luật. 

Theo đó, tầng 17 và 18 của công trình 8B Lê Trực đã vi phạm về diện tích sàn và chiều cao công trình. Do vậy, việc cưỡng chế phá dỡ tầng 17 và 18 với chiều cao khoảng trên dưới 10 mét sẽ đảm bảo công trình cao 53 mét đúng như GPXD đã cấp. 

Liên quan tới thông báo cưỡng chế phá dỡ tầng 17, 18 công trình sai phạm 8B Lê Trực, ngày 3/2 vừa qua, Chủ đầu tư - Công ty cổ phần May Lê Trực đã có văn bản gửi cơ quan chức năng kiến nghị không cưỡng chế phá dỡ 2 tầng trên và không lắp dựng cẩu tháp.

Theo nội dung văn bản kiến nghị, Công ty cổ phần May Lê Trực cho rằng, dự án 8B lê Trực thuộc đối tượng không phải cấp phép xây dựng theo quy định. Theo đó, việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng cưỡng chế của UBND quận Ba Đình trên cơ sở GPXD là trái quy định của pháp luật.

Cũng trong văn bản kiến nghị, Công ty cổ phần May Lê Trực còn cho rằng, dự án 8B Lê Trực thực hiện theo Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của UBND TP Hà Nội được phép xây dựng 20 tầng, chiều cao là 70m (17 tầng chính +2 tầng kỹ thuật + 1 tầng mái); Các tầng 17, 18, 19, 20  mà UBND quận Ba Đình, phường Điện Biên yêu cầu phá dỡ đều có trong Quy hoạch chi tiết.

Ngoài ra, Công ty cổ phần May Lê Trực lập luận, GPXD cấp cho dự án 8B Lê Trực sai quy định pháp luật vì không đúng TCVN và sai với Quy hoạch chi tiết. Đơn cử: Chiều cao tầng thương mại theo quy định của Nhà nước và Quy hoạch là 4,5m/ tầng nhưng cấp phép chỉ 2,6m/ tầng; Chiều cao các tầng văn phòng theo quy định Nhà nước và Quy hoạch là 3,9m/ tầng nhưng cấp phép chỉ 3m/tầng; Chiều cao căn hộ theo quy định Nhà nước và Quy hoạch là 3,3m/ tầng nhưng cấp phép bị thiếu 0,3m/tầng...

Tin mới

'Thiên đường' của dầu Nga chính thức lộ diện: Tái xuất hơn 5 triệu tấn nhiên liệu hợp pháp sang châu Âu, trở thành khách hàng lớn nhất của Moscow
10 giờ trước
Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, quốc gia này đã 'phù phép' thành công nhiên liệu Nga vào châu Âu.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là chiếc iPhone xuất sắc nhất từng được làm ra
9 giờ trước
Có thể iPhone 15 Pro Max là chiếc điện thoại đắng cấp cao nhất, nhưng chiếc iPhone ra mắt cách đây 10 năm này mới thực sự vĩ đại.
Hơn 60 tấn tôm hùm bị chết ở Phú Yên, người nuôi cay đắng bán giá 50.000 đồng/kg
8 giờ trước
Chỉ trong 3 ngày, hơn 60 tấn tôm hùm xanh tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bị chết, người nuôi phải thu gom đem bán với giá bèo bọt, có loại chỉ 30.000-50.000 đồng/kg.
Hyundai Accent 2024 lộ diện không che chắn trên đường phố Việt Nam: Dự kiến ra mắt tháng này, dễ lấy lại ngôi vương của Vios
8 giờ trước
Một chiếc Hyundai Accent thế hệ mới bắt gặp khi đang chạy thử tại Việt Nam không có điểm khác so với thị trường Ấn Độ.
Sau dịch vụ taxi điện mini đầu tiên, lại có thêm khách sộp "chốt đơn" 20 chiếc Wuling Mini EV để phục vụ kinh doanh
7 giờ trước
Lô 20 chiếc xe điện Wuling Mini EV đã chính thức được bàn giao cho một thương hiệu sâm.

Tin cùng chuyên mục

Bổ sung thêm nhiều ứng dụng mới, tiên tiến trong xử lý nước thải NM Bột – Giấy VNT19
3 giờ trước
Không những chỉnh sửa và hoàn thiện theo đúng quy chuẩn, đại diện chủ đầu tư cho biết, đã bổ sung thêm một số ứng dụng mới, tiên tiến trong xử lý nước thải cho dự án NM Bột - Giấy VNT – 19.
Mạng xã hội Vdiarybook của người Việt có gì nổi bật?
3 giờ trước
Vdiarybook là mạng xã hội của người Việt được định danh giúp người dùng là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội tiếp cận, chia sẻ thông tin, lưu giữ kỷ niệm.
Mở rộng mạng bay quốc tế, hàng không tăng cường hợp tác các nước đón "sóng" du lịch hè
4 giờ trước
Mạng lưới đường bay quốc tế đang được phục hồi và từng bước mở rộng. Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch.
Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cảnh báo "nóng" khi nguồn lực xã hội bị “chôn” vào nhà đất do đầu cơ, thổi giá
6 giờ trước
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội lo ngại, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.