Hai điểm yếu nhất khiến thế mạnh Việt chỉ kiếm được đồng tiền công ít ỏiicon

Các hiệp định thương mại tự do đều yêu cầu hàng dệt may Việt Nam phải có đảm bảo xuất xứ “từ sợi trở đi” hoặc “từ vải trở đi” mới được nhận ưu đãi. Đây lại là khâu Việt Nam đang yếu nhất.

Các hiệp định thương mại tự do đều yêu cầu hàng dệt may Việt Nam phải có đảm bảo xuất xứ “từ sợi trở đi” hoặc “từ vải trở đi” mới được nhận ưu đãi. Đây lại là khâu Việt Nam đang yếu nhất.

 

Các hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, có lợi thế cạnh tranh để xâm nhập vào những thị trường như châu Âu. Dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều từ các hiệp định. Tuy nhiên, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, lưu ý việc này chỉ thành hiện thực “nếu đáp ứng được các quy tắc xuất xứ”.

Đơn cử, đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là quy tắc “từ sợi trở đi”; với Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là “từ vải trở đi”.

Thế nhưng, đây lại là khâu Việt Nam đang yếu nhất khi phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May, 10 chia sẻ: Thiếu công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là rào cản lớn nhất để phát triển công nghiệp dệt may, cần khơi thông “điểm nghẽn” này và đầu tư xứng đáng cho công nghiệp hỗ trợ. Các DN may Việt Nam vẫn gia công là chính, khoảng 65% nguyên phụ liệu là nhập khẩu. Sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ tác động rất lớn đến hoạt động tài chính.

Hai điểm yếu nhất khiến thế mạnh Việt chỉ kiếm được đồng tiền ít ỏi
Các hiệp định thương mại tự do đều yêu cầu hàng dệt may Việt Nam phải có đảm bảo quy tắc xuất xứ mới được nhận ưu đãi.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng: “Rõ ràng, để mở được cánh cửa vào thị trường EU với dòng thuế giảm sâu, Việt Nam cũng cần mở cửa và giảm thuế cho một số mặt hàng của EU. Vậy nên, ở tầm chiến lược quốc gia, chúng ta phải có giải pháp đầu tư vào phần cung thiếu hụt của các ngành công nghiệp dệt may, da giày để tận dụng lợi ích từ dòng thuế đó, để những 'đánh đổi' mở cửa không là vô ích”.

Ông Giang nhấn mạnh “đã đến lúc chúng ta phải đi bằng đôi chân của chính chúng ta, phát triển bằng nội lực của chúng ta”.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, thành viên Ban điều hành Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, đánh giá các Hiệp định EVFTA, CPTPP đã mở cửa cho ngành dệt may, thì khâu dệt nhuộm phải giải quyết dứt điểm, phải đề ra thời hạn sau bao lâu làm được. Ở đây chúng ta không phải hy sinh môi trường vì bây giờ công nghệ phát triển, phải nhập công nghệ tiên tiến. Nếu một doanh nghiệp không làm được thì các doanh nghiệp phải hợp lại thành tập đoàn dệt nhuộm.

Ông Thân Đức Việt cho rằng: Cụm ngành dệt may không chỉ bao gồm các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và may mặc mà còn bao gồm các doanh nghiệp thuộc ngành hạ nguồn như các kênh phân phối, bán lẻ đến người tiêu dùng; các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, nhà cung cấp hạ tầng chuyên dụng, các tổ chức đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật như các trường đại học, cơ quan nghiên cứu chính sách, trường dạy nghề. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng.

Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đang xây dựng hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Tuấn Anh phân tích: Việt Nam vẫn chưa tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phải nhập khẩu nhiều, đặc biệt là vải. Vì vậy, dự thảo Chiến lược định hướng: Thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may, da giày, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các FTA thế hệ mới, cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa.

Để thực hiện được, Công Thương đề ra một loạt giải pháp, trong đó có mục tiêu xây dựng chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư các dự án dệt - nhuộm - hoàn tất (ngành dệt may) và bảo quản da nguyên liệu - thuộc da (ngành da giày) có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường; Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành dệt may, da giày di dời vào các khu, cụm công nghiệp như: miễn thuế, giảm giá thuê đất, thuê hạ tầng cơ sở, hỗ trợ tuyển dụng lao động trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và các quy định về trợ cấp trong khuôn khổ WTO và các FTA mà Việt Nam là thành viên.

L.Bằng

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
12 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
12 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
12 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
13 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
13 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
15 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
3 tháng VinFast bán hơn 35.000 xe, gấp 3 lần Toyota và Hyundai – Vị trí top 1 thị trường năm 2025 sớm có chủ?
15 giờ trước
Chiếm 30% thị phần toàn thị trường, VinFast duy trì vị thế dẫn đầu trong quý 1/2025 nhờ lợi thế về sản phẩm, giá bán hấp dẫn và hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc đua top 1 thị trường dường như đã được định đoạt với sự vượt trội của hãng xe Việt.
Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
1 ngày trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
1 ngày trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.