Hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh chục ngàn tỷicon

Xu hướng nợ xấu đang gia tăng. Dịch Covid bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại. Nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ.

Xu hướng nợ xấu đang gia tăng. Dịch Covid bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại. Nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ.

 

Xử lý nợ xấu chững lại

Phát biểu tại Toạ đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19, giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp”, do báo Tiền phong và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, Nghị quyết số 42/2017/QH14 sau gần 4 năm đi vào thực tiễn, đã tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. 

Với NQ 42, các tổ chức tín dụng được phép chủ động quyết định biện pháp xử lý khoản nợ, có thể bán nợ, thu giữ tài sản cho dù có hay không có sự đồng ý của bên vay, đã tạo áp lực rất lớn, buộc họ phải có trách nhiệm trong việc trả nợ và phải hợp tác với các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ, nếu không muốn mất tài sản. 

Hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh chục ngàn tỷ
Việc xử lý nợ xấu đang diễn ra tích cực thì bị chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tới nay, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được khoảng 530 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021 xử lý được gần 350 nghìn tỷ đồng, đạt trung bình khoảng 8.000 tỷ đồng/tháng. Trong đó, khách hàng tự nguyện trả nợ 150 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Nghị quyết 42 là hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ, là cơ sở để các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, rút ngắn thời gian xử lý nợ, tiết giảm chi phí và giúp giải quyết "cục máu đông" tồn đọng từ thời kỳ khủng hoảng tài chính 2011-2013.

Chẳng hạn, riêng tại Techcombank, hơn 70% các khoản nợ xấu được xử lý thông qua áp dụng Nghị quyết 42. Việc có thể xử lý được tài sản để thu hồi nợ theo Nghị quyết 42 không chỉ giúp ngân hàng thu hồi nợ xấu, mà còn có tác động rất tích cực tới các khách hàng vay vốn. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng hiện nay giảm chỉ còn từ 1-3%.

Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu đang diễn ra tích cực thì bị chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid. Khi dịch bệnh xảy ra, việc xử lý nợ xấu và tương tác với khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều khách hàng từ chối gặp gỡ, trong khi các phương thức trao đổi qua qua email, điện thoại... không đem lại hiệu quả.

Hơn nữa, trong điều kiện dịch bệnh, các cơ quan chức năng đều tập trung cho công tác phòng chống dịch. Do vậy, việc hỗ trợ cho các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Tốc độ thu nợ đang chậm lại, thậm chí bán đấu giá tài sản đảm bảo một số khoản nợ xấu thành công rồi, người mua bình thường có thể trả ngay, nhưng hiện nay cũng xin giãn. 

Khó tránh khỏi nợ xấu gia tăng

Trong khi đó, xu hướng nợ xấu đang gia tăng. Theo thống kê, tổng giá trị nợ xấu của các ngân hàng hiện đang niêm yết (24 ngân hàng) là 91.244 tỷ đồng vào ngày 31/3/2021, tăng 3.948 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cũng tăng nhẹ 0,02 điểm phần trăm lên mức 1,41%.

Báo cáo tài chính quý 1/2021 cho thấy, nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh. Chẳng hạn như ACB nợ xấu tăng 61%, lên 2.954 tỷ đồng, VPBank nợ xấu tăng lên hơn 10.420 tỷ đồng, VietinBank nợ xấu hơn 8.950 tỷ đồng, Vietcombank nợ xấu lên hơn 7.690 tỷ đồng, MB lên hơn 4.180 tỷ đồng...

Hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh chục ngàn tỷ
Nợ xấu có xu hướng gia tăng

Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ làm cho bức tranh nợ xấu chưa phản ánh đúng thực tế. Nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu lại vẫn chưa thể hiện rõ ràng, nhất là tác động của đợt dịch lần này, có thể tình hình nợ xấu sẽ gia tăng nhanh.

Theo ước tính của các chuyên gia, nợ xấu của hệ thông ngân hàng có thể tăng lên 3% vào cuối năm nay và ước tính có thể lên tới 4,5% trong thời gian tới nếu dịch Covid kéo dài, khiến nhiều doanh nghiệp gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ. 

Nợ xấu đang tăng cao, trong khi đó, Nghị quyết 42 chỉ còn hơn 1 năm nữa là hết hiệu lực, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới là rất lớn. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, đang kiến nghị Chính phủ, Quốc hội kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42.

Còn luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, tốt nhất là có đánh giá toàn diện xem những điểm tốt và không tốt để bổ sung sửa đổi và nâng lên thành luật, áp dụng cho đến khi nào hệ thống toà án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cho biết họ đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và bị nợ xấu là khó tránh khỏi.

Ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang (Khánh Hòa), chia sẻ, trước dịch, có hàng triệu lượt khách nước ngoài đến Nha Trang mỗi năm, nhưng khi dịch đến không có bóng dáng du khách nào. Do ảnh hưởng dịch, 95% khách sạn đóng cửa, chưa đầy 5% hoạt động nhưng là đăng ký làm cơ sở cách ly. Các doanh nghiệp du lịch tại Nha Trang đang bên bờ vực phá sản. Với tình hình hiện tại, nợ xấu là khó tránh khỏi.

Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, dịch bệnh như trời định, không biết bao giờ mới kết thúc. Nếu tiếp tục kéo dài, các doanh nghiệp vận tải khó mà giữ được. Nợ xấu là tất yếu. Doanh nghiệp không hoạt động, nợ không trả được sẽ thành nợ xấu.  

Bà Trịnh Thị Ngân, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, nhìn nhận, giai đoạn vừa qua, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể, phá sản. Nhưng cơ hội vay để phục hồi sản xuất rất khó. Tài sản thế chấp là vấn đề lớn, nhiều doanh nghiệp đã dùng để vay được khoản ban đầu, nhưng nợ xấu rồi đi vay rất khó. Không còn vốn phục hồi sản xuất kinh doanh, nợ xấu càng xấu.

Trần Thủy

Tin mới

Điện thoại gập không còn là "đồ chơi nhà giàu": Galaxy Z Fold7 và Flip7 khiến người Việt chịu chi hơn bao giờ hết, xếp hàng từ tận 7 giờ sáng để mua máy mới
9 giờ trước
Ngày 26/7, dòng Galaxy Z series thế hệ mới chính thức mở bán tại Việt Nam, nhưng không đơn thuần là chuyện mở bán, sự kiện này cho thấy người dùng đã dần sẵn sàng nâng cấp sang điện thoại gập. Điều gì khiến hàng loạt khách hàng xếp hàng nhận máy sớm?
Cấm xe máy chạy xăng, cây xăng có thể chuyển thành trạm sạc xe điện?
8 giờ trước
Một số doanh nghiệp cho biết việc chuyển từ cửa hàng xăng dầu sang trạm sạc xe điện lo nhất là hiệu quả kinh tế.
1 mặt hàng Made in China tràn vào ồ ạt khiến gã khổng lồ của Nga ế hàng ngay trên sân nhà
5 giờ trước
Do giảm doanh số nên gã khổng lồ của Nga dự kiến sẽ chuyển sang chế độ làm việc 4 ngày/tuần.
Một thương hiệu băng vệ sinh vướng nghi vấn chứa chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép 16.000 lần
6 giờ trước
Loạt sản phẩm băng vệ sinh của thương hiệu này bị phát hiện chứa hàm lượng cực cao thio-urea, chất bị nghi có nguy cơ gây ung thư và tổn hại nội tạng.
Nhà xuất khẩu LNG lớn thứ 3 thế giới bất ngờ đe dọa cắt nguồn cung khí đốt của châu Âu, chuyện gì đang xảy ra?
6 giờ trước
Đây là cứu tinh năng lượng cho châu Âu kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ phú Jack Ma đạp xe dạo phố đêm, “bóc” giá xe mà choáng
9 giờ trước
Hình ảnh giản dị, gần gũi của tỷ phú Jack Ma trong một video được chia sẻ gần đây khiến nhiều người bất ngờ.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
1 ngày trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
Better Choice Awards 2024: Giải thưởng đã trao, sản phẩm giờ ra sao?
2 ngày trước
Giải xong không phải là hết: Những cái tên được vinh danh tại Better Choice Awards 2024 đang chứng minh rằng lựa chọn của người tiêu dùng, và hội đồng thẩm định, là hoàn toàn có cơ sở.
Nhộn nhịp thị trường xe điện
2 ngày trước
Những ngày qua, thị trường xe điện TPHCM dần sôi động, nhất là khi chính quyền thành phố quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện trong giai đoạn 2026 - 2030.