Hiện tượng ngân hàng cần tiếp vốn và đâu là “lãi suất trừng phạt”?

28/08/2019 07:42
Hoạt động ngân hàng liên tiếp xuất hiện những thay đổi gần đây, mà điểm chung cùng phản ánh nguồn vốn không còn dồi dào như trước.

Ngày 27/8, phiên thứ hai liên tiếp thị trường ghi nhận Ngân hàng Nhà nước thực hiện “bơm” vốn qua kênh cầm cố trên thị trường mở (OMO).

Như BizLIVE đề cập ở bản tin trước, sau một thời gian dài hoạt động ngân hàng mới có phát sinh giao dịch hỗ trợ nguồn ở kênh nói trên.

Hiện tượng mới sau loạt thay đổi

Trong phiên thứ hai liên tiếp đó, số lượng thành viên tham gia dự thầu và vay vốn qua kênh này đã tăng từ 2 lên 6, lượng vốn “bơm” hỗ trợ cũng tăng mạnh lên với đơn vị hàng nghìn tỷ đồng.

Theo dõi hoạt động điều tiết và cân đối nguồn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những năm gần đây, diễn biến trên như một hiện tượng trái vụ.

Cuối tháng 6/2019, thị trường mở từng xuất hiện phiên có giao dịch hỗ trợ nguồn lên tới 12.000 tỷ đồng. Quy mô này lập tức gây chú ý, nhưng cũng có hướng nhìn nhận ở thời điểm chốt quý thường phát sinh nhu cầu giao dịch để cân đối mang tính cá biệt nào đó.

Gây chú ý, vì những năm gần đây, đặc biệt từ 2016 đến nay khi mà Ngân hàng Nhà nước có quá trình mua ròng lượng lớn ngoại tệ, lượng VND cung ứng lớn và nhà điều hành phải thường xuyên phát hành tín phiếu để hút bớt về, thanh khoản hệ thống dồi dào và nhiều thời điểm dư thừa, nhu cầu mượn vốn qua OMO gần như mất hút, thảng có một vài giao dịch rất nhỏ.

Chỉ trừ yếu tố mùa vụ. Năm nào cũng vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, mùa cao điểm thanh toán và chi trả, nhu cầu vay qua OMO của hệ thống mới kích hoạt và đẩy cao. Số dư hỗ trợ ở mùa cao điểm này khá lớn, phổ biến quanh 150.000 tỷ đồng, nhưng ngay sau Tết (tháng 2 dương lịch) thường nhanh chóng được trả gọn khi các dòng tiền trở lại hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, với hai phiên liên tiếp xuất hiện giao dịch phải hỗ trợ nguồn qua OMO nói trên, có yếu tố “trái vụ” so với những năm gần đây. Số lượng thành viên tham gia cùng quy mô vốn cho vay tăng lên. Nhưng đây mới chỉ là hiện tượng và còn sớm để nói về một dòng chảy có tính lâu dài và thường trực hơn.

Là hiện tượng, nhưng gắn với loạt thay đổi xuất hiện trong hoạt động ngân hàng diễn ra gần đây.

Trước hết, lãi suất huy động VND trên thị trường bắt đầu có trường hợp vượt mốc 8%/năm ở kỳ hạn ngắn, rồi có chứng chỉ tiền gửi lãi suất vượt trên 10%/năm, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại nâng lãi suất ở các kỳ hạn ngắn…

Và như BizLIVE đề cập cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã tạm “vắng mặt” trong cân tiền; hoạt động phát hành tín phiếu hút bớt tiền về đã tạm ngừng từ cuối tuần qua cho đến đầu tuần này; số dư tín phiếu lưu hành (có thể xem là nguồn dôi dư tạm “gửi kho” về Ngân hàng Nhà nước) cũng giảm hẳn còn quy mô rất nhỏ so với từng thừa tới 50.000 - 70.000 tỷ đồng phải hút về quãng nửa đầu năm.

Lãi suất liên ngân hàng cũng liên tiếp tăng nhanh và mạnh ở tất cả các kỳ hạn từ cuối tuần trước cho đến đầu tuần này. Lãi suất VND qua đêm đã tiếp cận mốc 4%/năm, rất nhanh vì chỉ vài tuần trước mới chỉ quanh mức 2,9%/năm.

“Lãi suất trừng phạt” và điểm nhấn tỷ giá

Trên OMO, các ngân hàng cần hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Nhà nước phải chịu lãi suất 4,75%/năm, chỉ với kỳ hạn 7 ngày như hai phiên vừa qua.

Trước hết, cơ chế hiện hành áp trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm trên thị trường 1. So sánh ở đây khiến mức lãi suất trên quá đắt đỏ, nhưng khập khiễng.

Nhìn sang thị trường liên ngân hàng, một thời gian dài và vừa qua lãi suất VND kỳ hạn 7 ngày cũng chỉ giao dịch quanh 3%/năm.

4,75%/năm có thể xem là mức “lãi suất trừng phạt” khi ngân hàng thương mại khó khăn trong cân đối nguồn, thanh khoản và phải tìm đến Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ và phải chấp nhận mức cao đó?

Trao đổi với BizLIVE, một lãnh đạo ngân hàng thương mại cho rằng, dù 4,75%/năm được xem là cao nhưng cũng bình thường trong giao dịch vốn khi buộc phải vay lâu nay. Nó trở nên cao khi nhìn ra bên ngoài hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang giảm lãi suất.

“Nhưng nếu nói “lãi suất trừng phạt” từ nhà điều hành thì chính xác phải là 7,25%/năm. Đây là lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước”, vị lãnh đạo ngân hàng trên giải thích thêm.

Theo ông, “trừng phạt” ở 7,25%/năm được xem xét ở cái giá mà ngân hàng nào đó phải trả, khi quản trị hoạt động và nguồn có vấn đề, dẫn tới phải cho vay bù đắp từ nhà điều hành.

Mặt khác, mức lãi suất OMO 4,75%/năm ở một khía cạnh nào đó cũng được xem như một chốt chặn, hạn chế tình trạng tranh thủ vốn lãi suất thấp để kiếm lợi. Vì trước đây, có giai đoạn, lãi suất trái phiếu Chính phủ ở mức cao, ngân hàng đầu tư vào đây rồi dùng trái phiếu cầm cố, mượn vốn qua OMO có lãi suất thấp hơn xoay vòng nguồn để kinh doanh trên chính ngân sách và nguồn hỗ trợ…

Cùng nhìn nhận về hiện tượng phát sinh những giao dịch trên OMO, với số lượng thành viên cùng khối lượng vốn vay tăng lên, người trong cuộc trên cho rằng yếu tố nguồn của hệ thống hiện không thuận lợi như trước nữa, hoặc có thể xét đến yếu tố nhất thời dịp lễ Quốc khánh 2/9 sắp tới.

Còn về nguồn, không hẳn tiền đang trốn đi đâu, mà cân đối còn liên quan đến yếu tố đầu vào.

Tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, mức độ yêu cầu trở nên cấp thiết. Nếu đẩy mạnh được, tiền gửi ngân sách sẽ bớt khê đọng trong hệ thống ngân hàng.

Phía trước, Bộ Tài chính cũng đã dự thảo thông tư, như BizLIVE phản ánh vừa qua, trăm sông sắp về một biển , dòng tiền gửi ngân sách từ các địa phương dự kiến sẽ kết chuyển về Ngân hàng Nhà nước thay vì đọng lại tại các ngân hàng thương mại mà có thể góp phần điều hòa thanh khoản hoặc tạo nguồn đi kinh doanh.

Với những yếu tố mới về triển vọng nguồn đầu vào nói trên, cùng với hướng dịch chuyển nguồn từ một số ngân hàng thương mại lớn sang các kênh khác, thay vì tập trung cho vay trên liên ngân hàng, đều có thể tác động đến lãi suất và cân đối cung - cầu trên thị trường.

Hiện tượng giao dịch trái vụ phát sinh ở kênh OMO nói trên có thể chỉ ngắn hạn và tạm thời. Nhưng điểm được chú ý hơn là cân đối nguồn không còn dồi dào và thuận lợi như trước, lãi suất liên ngân hàng tăng lên và chênh lệch lãi suất VND với USD nhanh chóng doãng rộng trở lại.

Chênh lệch lãi suất này doãng rộng trên liên ngân hàng có tác động đến tỷ giá USD/VND, theo hướng VND có giá hơn. Thực tế, hơn một tháng qua VND lên giá khá mạnh, và trở thành một điểm nhấn trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ đã và đang trượt dài.

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
7 giờ trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
7 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
8 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
9 giờ trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
9 giờ trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
1 ngày trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
1 ngày trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
3 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
3 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.