Hiệp hội Phát hành và phổ biến phim đề nghị điều tra CJ vi phạm luật cạnh tranh

11/06/2018 10:23
Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam cho rằng CJ thực hiện hoạt động tập trung kinh tế nhằm thâu tóm ngành điện ảnh Việt Nam, nếu không có sự hỗ trợ cấp bách của các cơ quan quản lý có thầm quyền các doanh nghiệp sẽ “không thể vượt qua được”.

Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam mới đây đã có văn bản gửi lên Cục Quản lý cạnh tranh , Bộ Công Thương, cho rằng doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động tập trung kinh tế nhằm thâu tóm ngành điện ảnh Việt Nam.

Theo Hiệp hội, điện ảnh Việt Nam sau giai đoạn 2010 đã khởi sắc trở lại, trong 7 năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Trong giai đoạn phục hồi và phát triển còn non yếu cần có sự giúp đỡ, bảo hộ để phát triển bền vững nhưng lại đang bị âm mưu thôn tính của công ty nước ngoài.

“Bằng các ưu thế về vốn, kinh nghiệm và với các thủ đoạn tinh vi, họ (doanh nghiệp nước ngoài - PV) đã và đang thiết lập những điều kiện nhằm buộc các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam phải tuân theo với mục đích tiến tới chiếm lĩnh thị trường và nền điện ảnh Việt Nam sẽ phụ thuộc vào họ”, văn bản của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam nêu.

Do đó, Hiệp hội cho biết, các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với âm mưu thôn tính đó và nếu không có sự hỗ trợ cấp bách của các cơ quan quản lý có thẩm quyền các doanh nghiệp sẽ “không thể vượt qua được”.

Tại văn bản gửi Cục Quản lý cạnh tranh, Hiệp hội chỉ đích danh Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) đã thông qua nhiều hình thức khác nhau đã thực hiện hoạt động tập trung kinh tế với một số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trong ngành sản xuất phim, phát hành phim và rạp chiếu phim.

“Hiện nay, bản thân Tập đoàn CJ thông qua các công ty con đã nắm giữ 40% rạp chiếu phim và hơn 60% thị phần phát hành phim. Vì vậy, việc tập trung kinh tế với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực đương nhiên thuộc phạm vi điều chỉnh và thậm chí có thể vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh”, Hiệp hội này chỉ ra.

Cũng theo Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam, việc doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các hoạt động tập trung kinh tế này mà không tuân thủ quy định của pháp luật về việc thông báo đến cơ quan quản lý cũng là minh chứng về âm mưu thôn tính thị trường.

Do đó, Hiệp hội phát hành và phổ biến phim đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành điều tra xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh về tập trung kinh tế nhằm ngăn chặn nguy cơ thị trường và nền điện ảnh Việt Nam bị nước ngoài lũng đoạn.

Trước đó, Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam cũng đã nhiều lần “tố” CGV , thương hiệu do Tập đoàn CJ Hàn Quốc sở hữu có dấu hiệu lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để chèn ép các doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, đối với phim Việt Nam do CGV phát hành tại các rạp khác, CGV đòi tỷ lệ phân chia doanh thu cao; trong khi đó, đối với phim Việt Nam do doanh nghiệp khác phát hành tại rạp của CGV, CGV lại yêu cầu tỷ lệ phân chia doanh thu thấp cho nhà phát hành. Theo Hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam đã bị bóp nghẹt lợi nhuận và dần không còn đủ sức đầu tư cũng như cạnh tranh trên thị trường.

Hiện tại CGV đang chiếm 40% số phòng chiếu phim phần còn lại là các doanh nghiệp như BH, Dalaxy, Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và Công ty VAA.

Tin mới

Cái kết thần kỳ trong vụ Suzuki XL7 rơi xuống vực 70m tại Điện Biên: Xe bị vò nát, gia đình 5 người chỉ bị thương nhẹ
7 giờ trước
Vụ tai nạn liên quan tới chiếc Suzuki XL7 tại Điện Biên đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Yamaha ra mắt “vua xe ga” cạnh tranh Honda Air Blade: Sở hữu thiết kế cá tính, động cơ cực mạnh cùng giá bán chỉ 34 triệu đồng rẻ như Vision
4 giờ trước
Ở phiên bản 2024, ngoài việc bổ sung màu áo mới, Yamaha FreeGo 125 còn được hãng trang bị hiệu suất động cơ mạnh mẽ và những tính năng hiện đại hơn.
Thủ tướng: Đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững
5 giờ trước
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 cần bàn, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
Giá dưới 20 triệu, đây là 4 mẫu xe tiết kiệm xăng nhất hiện nay: Wave Alpha áp chót
5 giờ trước
Đây là những mẫu xe số giá rẻ đáng để lựa chọn nhất hiện nay.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ tại Tây Ninh ngày 5/5
6 giờ trước
Mật độ đường cao tốc của vùng Đông Nam Bộ là 0,004 km/km2. Số km đường cao tốc đưa vào khai thác ở Đông Nam Bộ chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên, trong khi đây là một trong những vùng kinh tế năng động nhất nước.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.