Họp ĐHĐCĐ Nhựa Bình Minh: Chia cổ tức 2020 cao kỷ lục, gặp thách thức lớn khi giá nguyên liệu tăng mạnh

28/04/2021 11:04
Giá bột nhựa PVC hiện nay đã tăng 1,9 lần so với giá bình quân 2020 và tăng 2,8 lần so với giá thấp nhất năm 2020. Nhựa Bình Minh đề ra chỉ tiêu doanh thu 2021 tăng 11% nhưng lợi nhuận đi ngang so với năm trước.

Giá nguyên liệu tăng cao, nguồn cung khan hiếm

Báo cáo tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên sáng ngày 27/4, ông Nguyễn Hoàng Ngân – Tổng giám đốc Nhựa Bình Minh ( HoSE: BMP ) nhận định thuận lợi lớn nhất năm 2021 là tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức 6 -7%. Trong khi đó, dịch Covid-19 vẫn là ẩn số chưa đánh giá hết được tác động, nếu còn tiếp diễn sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu tiêu thụ.

Đồng thời, giá bột PVC hiện nay đã tăng 1,9 lần so với giá bình quân 2020 và tăng 2,8 lần so với giá thấp nhất năm 2020. “Đây là thách thức cực kỳ lớn, giá nguyên liệu chiếm khoảng 60-70% giá thành của Nhựa Bình Minh”, ông Ngân nói.

Ngoài ra, không chỉ giá nguyên liệu tăng cao mà nguồn cung còn bị hạn chế do chuỗi cung ứng bị đứt gãy nặng nề. Trong trường hợp giá tăng cao, Nhựa Bình Minh muốn mua nhiều nguyên liệu hơn cũng chưa chắc đã mua được. Do vậy, bài toán về hàng tồn kho cho những thời điểm thuận lợi hay không thuận lợi rất khó thực hiện đối với doanh nghiệp.

Họp ĐHĐCĐ Nhựa Bình Minh: Chia cổ tức 2020 cao kỷ lục, gặp thách thức lớn khi giá nguyên liệu tăng mạnh - Ảnh 1.

CEO Nhựa Bình Minh cho biết giá bột nhựa tăng cao và nguồn cung khan hiếm.

Hiện nay, tất cả các yếu tố đầu vào của công nghiệp xây dựng, hạ tầng đều tăng như thép xây dựng, xi măng, gạch, sơn… Điều này có thể dẫn đến hoạt động xây dựng giảm xuống, ảnh hưởng gián tiếp hoạt động của Nhựa Bình Minh.

Từ đầu năm, doanh nghiệp đã tăng giá bán 14%, thấp nhất trong các nhà sản xuất hiện nay với bình quân là 20% và cao nhất là 28% mà vẫn không bù đắp được tăng giá nguyên liệu.

“Chúng tôi không lo tăng trưởng về sản lượng, doanh thu nhưng cực kỳ lo về lợi nhuận. Giữ lại mức lợi nhuận tương đương năm 2020 là thách thức lớn”, ông Ngân nói.

Năm nay, ban lãnh đạo trình mục tiêu sản lượng 115.000 tấn, tăng 4% so với thực hiện 2020. Doanh thu kế hoạch 5.200 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đi ngang ở mức 523 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế.

Họp ĐHĐCĐ Nhựa Bình Minh: Chia cổ tức 2020 cao kỷ lục, gặp thách thức lớn khi giá nguyên liệu tăng mạnh - Ảnh 2.

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ 2021 của BMP

Dùng 99% lãi sau thuế chia cổ tức tiền mặt

Nói về năm 2020, vị CEO đánh giá là năm bất thường, gần như các quyết định của ban điều hành diễn ra hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Dịch Covid-19 là rủi ro không thể dự báo được và có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường nhưng không quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nhựa mới luôn tìm cách lôi kéo hệ thống phân phối của Nhựa Bình Minh bằng chiết khấu nhiều hơn, lợi ích nhiều hơn… Đồng thời, từ đầu năm 2020 đến đầu quý III diễn biến giá nguyên liệu rất thuận lợi nhưng sang đến quý IV tăng cao và kéo dài cho đến hiện nay.

Dựa trên những yếu tố đó, doanh nghiệp ghi nhận sản lượng tăng 5% so với năm trước, sản lượng ống PVC chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 90%. Doanh thu năm 2020 đạt 4.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 523 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 24% so với thực hiện năm trước. Theo vị Tổng giám đốc, lợi nhuận tăng trong năm 2020 một phần nhờ hưởng lợi nguyên liệu nhựa giá thấp trong quý đầu năm, cùng với hàng loạt giải pháp của bộ phận quản lý thị trường để đạt biên lợi nhuận tốt hơn.

Do vậy, HĐQT trình phương án dùng 99% lợi nhuận sau thuế năm 2020 để chia cổ tức cho cổ đông. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ chi 517 tỷ đồng để chia cổ tức, tương ứng tỷ lệ 63,2% (1 cổ phiếu nhận được 6.320 đồng), mức kỷ lục. Cổ tức 2020 được chia làm 3 đợt, công ty đã tạm ứng đợt 1 tỷ lệ 28,4% (2.840 đồng/cp).

Đại hội kết thúc với việc cổ đông thông qua tất cả tờ trình.

Tin mới

Trà sữa phân vịt đang hot rần rần vì cái tên độc lạ: Nghe đã thấy "nghẹn họng", uống thử thì cảm giác thế nào?
9 giờ trước
Nghe tên món trà sữa phân vịt, rất nhiều người cảm thấy tò mò nhưng không phải ai cũng dám uống thử.
Tình trạng khan hiếm đẩy giá dầu oliu lên mức cao kỷ lục
9 giờ trước
Tình trạng thiếu hụt dầu oliu, đôi khi được gọi là
Vượt mặt Thái Lan, quốc gia này trở thành nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1, láng giềng tăng xuất khẩu đến 144%
8 giờ trước
Không phải Thái Lan hay Trung Quốc, đây mới là nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2024.
Nữ tài xế VinFast Fadil tự thay bánh xe gây sốt: 'Tiết kiệm 1 triệu, phải gọi điện nhờ người thân trợ giúp'
7 giờ trước
Việc chị Hằng tự mình thay cho bánh dự phòng cho chiếc VinFast Fadil nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng mạng.
Loạt xe Mazda nhập tăng giá: CX-3 'phá' mức giá thấp kỷ lục từng xác lập, Mazda2 vẫn rẻ nhất phân khúc
7 giờ trước
Trong khi nhiều hãng xe vẫn đi theo xu hướng giảm giá thì Mazda đã tiến hành tăng giá một số mẫu xe.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.