Hy vọng GDP sẽ phục hồi trở lại từ cuối quý II/2020

10/04/2020 12:39
(Dân Việt) Hôm nay, ngày 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch Covid-19 tới kinh tế - xã hội Việt Nam.

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng nhắc ngay việc không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tình hình hiện nay khi sự lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi. Cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 16 về cách ly xã hội. “Việc chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong giai đoạn hiện nay”, Thủ tướng nêu rõ.

Biến "nguy thành cơ"

Theo Thủ tướng, dịch Covid-19 đã và đang gây hệ lụy lớn đối với kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nước, các đối tác lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng rất trầm trọng. Nhiều nước được dự báo gặp suy thoái kinh tế, kể cả Mỹ, Nhật Bản và EU nếu dịch không sớm kết thúc. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc IMF, WB, các hãng xếp hạng tín nhiệm cảnh báo thế giới khó tránh khỏi một cuộc suy thoái toàn cầu.

Kinh tế thế giới có thể mất tới hơn 5.000 tỷ USD. Tổ chức Fitch gần đây dự báo trong năm 2020, tăng trưởng GDP toàn cầu âm 1,9%, Mỹ âm 3,3%, EU âm 4,2%, Hàn Quốc 0,2%, Trung Quốc chỉ tăng trưởng trên 1,5%... So với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 thì lần này thế giới khó khăn hơn nhiều. Một cú sốc toàn cầu, một cuộc suy thoái đang diễn ra nghiêm trọng nếu như dịch tiếp tục lan ra.

Trong bối cảnh đó, tất cả các nước trên thế giới gần như đều đưa ra gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp mạnh để kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay.

hy vong gdp se phuc hoi tro lai tu cuoi quy ii/2020 hinh anh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.

Đối với nước ta, có độ mở nền kinh tế cao, dịch Covid-19 tác động mạnh và sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong quý I, GDP của Việt Nam chỉ tăng 3,82%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, đây là mức tăng cao nhất khu vực. Trước hết, các lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải, khách sạn, ăn uống, giải trí bị ảnh hưởng rất nặng nề, tiếp theo là các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng.

Thủ tướng nêu rõ, những vấn đề như vậy đặt ra cấp bách đối với nước ta, thời gian tới rất hệ trọng, mang tính sống còn với khu vực sản xuất kinh doanh và phần lớn các loại hình doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không có biện pháp duy trì hoạt động kinh tế xã hội bình thường và thúc đẩy mạnh mẽ việc phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lớn về kinh tế xã hội, kể cả bất ổn xã hội.

Không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy, dễ bị âm trong phát triển, Thủ tướng cảnh báo.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng đây là hội nghị trực tuyến 4 trong 1 nhằm huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước với khí thế quyết tâm, tinh thần yêu nước để chiến thắng bệnh dịch, đồng thời cần sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong sản xuất và đời sống.

Nhiệm vụ là đảm bảo nghiêm túc các biện pháp, không để lây lan; phải dập dịch Covid-19, khống chế dịch bệnh. Biến "nguy thành cơ", sau dịch Covid-19 làm sao cho nền kinh tế tăng tốc, bù đắp tổn thất vừa qua. Ông chia sẻ, nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 7,7% vào năm 2021.

“Chúng ta hy vọng cuối quý II trở đi sẽ phục hồi trở lại. Tin tưởng không chỉ năm 2021 và cả các năm sau nữa sẽ tăng trưởng cao hơn”, Thủ tướng nói.

Cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, yêu cầu Hội nghị cần đưa ra được các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, mạnh mẽ, đúng và trúng để duy trì, phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống trong thời gian có dịch, đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế bật mạnh sau khi kết thúc dịch, “như một chiếc lò xo bị nén lâu ngày, phải bật ra, đuổi kịp với thời gian”.

Sản phẩm của Hội nghị sẽ là một nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trên cả ba lĩnh vực: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung làm ngay việc cấp bách trong thẩm quyền của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội thì sẽ báo cáo, xin ý kiến ngay sau hội nghị này.

“Chúng ta cần hành động nhanh, hành động ngay, làm càng sớm càng tốt khi dịch đã được ngăn chặn thì mới có thể giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến đời sống kinh tế-xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Định hướng thảo luận tại Hội nghị, về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng cho biết, có 2 gói chính sách về tiền tệ và tài khóa. Về gói chính sách tiền tệ (với tổng số 300.000 tỷ đồng), tinh thần là không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, tiếp tục giảm hơn nữa lãi suất cho vay, cả khoản vay hiện có và vay mới, ngành ngân hàng cả nước đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Về chính sách tài khóa, trong điều kiện kinh tế khó khăn, cần tập trung thực hiện hiệu quả kích cầu nội địa thông qua chính sách này. Đây là biện pháp các nước áp dụng rất rộng rãi.

Gói giãn, hoãn thuế với tổng số tiền khoảng 185.000 tỷ đồng và 98% số doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.

Gói chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí được Bộ Tài chính dự kiến ban đầu khoảng 40.000 tỷ đồng. Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Tài chính báo cáo tại Hội nghị này và các đại biểu đóng góp ý kiến thêm.

Về vấn đề chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu, phải thay đổi cách làm, quyết liệt hơn, đó là cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Tinh thần chung là càng khó khăn, chúng ta càng tập trung cải cách, hoàn thiện các quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính để tạo mọi thuận lợi, góp phần tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Nhắc đến vai trò của đầu tư tư nhân, đầu tư FDI, Thủ tướng cho rằng, cần lắng nghe những khó khăn, vướng mắc do các hội, ngành nghề phát biểu và cho biết, sẽ tổ chức một hội nghị toàn quốc với các doanh nghiệp.

Nhấn mạnh vai trò của các đầu tàu kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh, thành phố lớn, Thủ tướng cho biết, trong khi Hải Phòng tăng trưởng gần 15% GDP trong quý I, Hà Nội chỉ tăng trên 3,7% và TPHCM chỉ tăng 1%. Thủ tướng đề nghị các địa phương nỗ lực cùng Chính phủ và cả nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

“Một câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều địa phương tăng thấp như vậy và có nhiều địa phương có sự tăng trưởng cao hơn nhiều?” Thủ tướng nêu vấn đề.

Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nêu rõ tinh thần là giải ngân hết số vố còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020 (khoảng 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD), không để dồn vào cuối năm. Chế tài nào đặt ra trong vấn đề này? Thủ tướng cho rằng, cần kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương không chịu giải ngân, nếu đến tháng 9 không giải ngân được thì báo cáo Quốc hội, điều chuyển vốn, thành lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra vấn đề này…

Về triển khai gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã bố trí khoảng 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện ở ngay địa phương mình. Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ phát biểu thêm một vài điểm nhấn để tổ chức thực hiện kịp thời hơn, đến tận người bị thiệt hại.

Về bảo đảm an ninh trật tự trong bối cảnh khó khăn này, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an và tất cả các địa phương có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể, đặc biệt là nạn trộm cắp, tội phạm hình sự phát sinh do thất nghiệp, làn sóng di cư lao động, người dân trở lại khu vực nông thôn, hành vi đầu cơ nâng giá, đồng thời, có các biện pháp trấn áp các hành vi chống phá của thế lực thù địch, lợi dụng tình hình khó khăn.

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
6 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
5 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
4 giờ trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp
2 giờ trước
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích của Trung Quốc và hy vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, giá bạc cũng vượt mốc 30 USD/ounce chạm mức cao nhất trong 11 năm.
Sầu riêng mini giá rẻ bèo đổ bộ chợ Việt
55 phút trước
Loại sầu riêng mini chỉ khoảng 3 lạng/quả đang được rao bán nhiều với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả.

Tin cùng chuyên mục

Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội gặp thách thức lớn về nguồn vốn
9 giờ trước
Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đang gặp nhiều khó khăn, trong đó từ năm 2021 đến nay, cả nước mới triển khai được gần 40.000 căn hộ. Do đó, từ nay đến năm 2030, mục tiêu cần hoàn thành là khoảng 960.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đây là nhiệm vụ nhiều khó khăn và thách thức.
Tổng quan thị trường ô tô tháng 4: Xe gầm cao vẫn áp đảo, MPV bất ngờ vượt sedan
17 giờ trước
Thống kê sản lượng bán hàng tháng 4/2024 cho thấy, thị trường ô tô Việt Nam vẫn tiêu thụ rất mạnh các dòng sản phẩm SUV. Đáng chú ý, doanh số của phân khúc MPV đa dụng đã bất ngờ vượt mặt xe sedan.
Đà Nẵng: Nguồn vốn tín dụng chính sách, "điểm tựa" phát triển sinh kế cho người dân Cẩm Lệ
18 giờ trước
Những năm qua, với sự tiếp sức kịp thời của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Thị trường vào chu kỳ mới, nhà đầu tư chạy đua tìm kiếm BĐS “đẻ ra tiền”
18 giờ trước
Thị trường BĐS TP. HCM đang có những chuyển động tích cực khi chứng kiến những cuộc chạy đua của các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đón đầu đỉnh giá mới bằng việc lựa chọn những sản phẩm “biết đẻ ra tiền” cùng chính sách ưu đãi hiếm có.