[Infographic] 30 năm đường đến EVFTA

27/07/2020 09:20
Trước quá trình 10 năm đàm phán đầy căng thẳng và phức tạp, gốc rễ sâu xa của EVFTA dần hình thành khi Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ hai thập kỷ trước...

Ngày 30/6/2020, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức thông báo: Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu ( EU ) và Việt Nam ( EVFTA ), ký kết ngày 30/6/2019, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8 tới, đánh dấu kết thúc quá trình gần 10 năm kể từ khi chính thức khởi động đàm phán Hiệp định.

Việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn EVFTA - thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từ trước tới nay mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển - đã trải qua một hành trình dài với sự nỗ lực không mệt mỏi của nhiều bên.

Nếu tính từ khi Việt Nam và EU nhất trí khởi động đàm phán EVFTA vào tháng 10/2010 cho tới khi hiệp định này chính thức được phía EU phê chuẩn vào đầu năm 2020, quá trình đã kéo dài gần tròn 10 năm.

Tuy nhiên, gốc rễ sâu xa của hành trình ấy được đánh dấu từ 3 thập kỷ trước, khi Việt Nam và EU bắt đầu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trước khi bắt đầu quá trình 10 năm đàm phán EVFTA đầy căng thẳng, Việt Nam và EU đã trải qua nhiều bước tiến, xích lại gần nhau trong quan hệ thương mại và ngoại giao của cả 20 năm trước đó.

Đó là dấu mốc hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28/11/1990, sau đó ký hiệp định đầu tiên về dệt may năm 1992, rồi Hiệp định khung hợp tác năm 1995..., đến Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần đầu tiên tại Hà Nội năm 2004.

Và rồi, từ ý tưởng được "thai nghén" tại Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM 5) năm 2004, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sau đó đã bước vào hơn 1 thập kỷ đám phán với nhiều thử thách.

Từ ý tưởng ban đầu, phải mất đến 6 năm chuẩn bị để khái niệm EVFTA lần đầu tiên được nhắc tới chính thức trong Hội nghị ASEM 8 tại Bỉ tháng 10/2010, khi Việt Nam và EU nhất trí khởi động đàm phán.

Trong suốt 3 năm sau đó (2012-2015) 14 phiên làm việc chính thức được thực hiện với hàng chục nội dung được thảo luận. Những nhà đàm phán của hai bên khi được hỏi đều khó chọn ra phiên đàm phán nào gay cấn nhất, bởi "phiên nào cũng căng thẳng, nếu không muốn nói là khắc nghiệt".

Sau nhiều nỗ lực, hai bên cơ bản thống nhất kết thúc đàm phán vào năm 2015. Tuy nhiên đến năm 2017, việc ký kết vẫn chưa thể diễn ra, thậm chí đứng trước nguy cơ đàm phán lại các nội dung liên quan đến đầu tư.

Việc Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) phán quyết tách FTA mà EU đã ký ra làm 2 phần riêng biệt, gồm thương mại tự do (có thể do EC phê chuẩn) và một thỏa thuận riêng rẽ về bảo vệ đầu tư (phải được thông qua tại tất cả các nước thành viên) khiến hiệp định ban đầu được tách ra thành EVFTA và EVIPA.

Quá trình tách  EVFTA và EVIPA kéo dài tới tận 2018. Và theo đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên ( Bộ Công Thương ), thành viên đoàn đàm phán, nó không chỉ đơn thuần là thao tác kỹ thuật mà có mối ràng buộc rất chặt chẽ với nhau "như một cặp song sinh".

Cùng với đó, việc Anh rời Liên minh Châu Âu và tiến hành quá trình Brexit cũng tiếp tục khiến Hiệp định gặp nhiều thử thách. Thậm chí, ở thời điểm 2 tuần trước ngày ký kết, EU vẫn tiếp tục bổ sung những quan ngại của 3 nước thành viên. Việc này đã đẩy Hiệp định vào tình thế khó hoàn tất trước khi Rumani kết thúc vai trò Chủ tịch luân phiên EU, nghĩa là các thủ tục thông qua phải bắt đầu lại...

"Quãng thời gian đàm phán 9 năm vừa qua rất dài nhưng so với các hiệp định tự do tương tự mà EU đàm phán đến 20 năm mới thấy được những nỗ lực mạnh mẽ của chúng ta", Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh sau khi lễ ký kết EVFTA và IPA chính thức diễn ra tại Hà Nội ngày 30/6/2019.

[Infographic] 30 năm đường đến EVFTA - Ảnh 1.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
12 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.