Không chỉ thiếu chip, giá nguyên liệu sản xuất pin lithium tăng cao ảnh hưởng ra sao đến tham vọng xe điện của Vingroup?

16/08/2021 10:52
Chiến lược phát triển của VinFast (Vingroup) là sở hữu trực tiếp pin xe điện sau đó cho khách hàng thuê và tính phí theo lần sạc để cạnh tranh trực tiếp với xe xăng.

Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất pin xe điện tăng vọt

Các nhà sản xuất xe điện và pin EV đang đang "đau đầu" với lithium, coban và niken khi các nguyên liệu quan trọng này có nguy cơ tăng giá nhanh trong những năm tới.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính nhu cầu toàn cầu về lithium sẽ gấp 42 lần vào năm 2040 so với năm 2020, với giả định mục tiêu giữ cho nhiệt độ trái đất tăng dưới 2 độ C. Nhu cầu coban dự kiến tăng 21 lần, trong khi niken là 19 lần.

Giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao được thúc đẩy bởi doanh số bán xe điện tăng mạnh trong nhiều năm trở lại đây.

Lithium cacbonat ở Trung Quốc, tham chiếu cho thị trường lithium toàn cầu đang dao động quanh mức 88.000 nhân dân tệ (13.500 USD)/tấn, tăng 120% so với một năm trước. Giá coban giao ngay lại châu Âu của Bellwether đã tăng 70% lên khoảng 25 USD/pound. Giá niken kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London đạt mức 18.000 USD/tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ thiếu chip, giá nguyên liệu sản xuất pin lithium tăng cao ảnh hưởng ra sao đến tham vọng xe điện của Vingroup? - Ảnh 1.

Cuộc đua nguyên liệu sản xuất pin xe điện đang nóng dần

Cuộc đua pin xe điện: Người đầu tư vào mỏ lithium, kẻ phát triển công nghệ thay thế

Các công ty trong chuỗi cung ứng xe điện buộc phải hành động. Tháng 4, nhà sản xuất pin Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc đã đầu tư vào một công ty sở hữu quyền khai thác coban ở Congo. Tesla hiện cũng đang có quyền khai thác tại 10.000 mẫu Anh ở bang Nevada, Mỹ, đặt mục tiêu sản xuất lithium từ mỏ đất sét.

Đầu tư để phát triển các nguồn cung cấp kim loại đang bùng nổ. Lithium là động lực hàng đầu cho việc huy động vốn của 48 nhà khai thác khoáng sản hàng đầu Australia trong 3 tháng đầu năm nay. Theo báo cáo của công ty kế toán BDO, các công ty này đã huy động được khoảng 368 triệu USD để phát triển lithium, nhiều hơn bất kỳ kim loại nào khác và tăng gấp 3 lần so với cả năm 2020.

Nhưng việc đầu tư tăng lên sẽ không dẫn đến nguồn cung tăng ngay lập tức. Các dự án phát triển một mỏ mới trung bình cần hơn 10 năm để bắt đầu sản xuất, chuyên gia trong ngành cho biết. Khung thời gian đó cho thấy nguồn cung sẽ thiếu hụt so với mức tăng dự kiến của nhu cầu.

Không chỉ thiếu chip, giá nguyên liệu sản xuất pin lithium tăng cao ảnh hưởng ra sao đến tham vọng xe điện của Vingroup? - Ảnh 2.

Thị phần pin xe điện toàn cầu trong 8 tháng đầu năm 2020

Một số nhà sản xuất pin đang đặt hy vọng vào các công nghệ mới không sử dụng những kim loại này. Cuối tháng 7, CATL hé lộ một loại pin natri-ion không chứa lithium, coban hoặc niken. Vì natri là kim loại phổ biến, có sẵn trên đất liền và cả đại dương. Thông báo này đã làm dấy lên hy vọng về việc phá vỡ các hạn chế liên quan đến nguồn cung nguyên liệu pin.

Hiện tại, giới quan sát ngành cho biết pin natri-ion có mật độ năng lượng thấp hơn so với lithium-ion, điều này có thể khiến công nghệ mới không thích hợp để cung cấp năng lượng cho xe điện. Nhưng việc cải thiện hiệu suất của dòng pin này có thể hạn chế tăng trưởng nhu cầu đối với lithium. Thực tế, đã có những loại pin lithium iron phosphate (LFP) khả thi về mặt thương mại, không cần coban hoặc niken. Volkswagen có kế hoạch sử dụng loại pin này cho các mẫu xe giá rẻ.

Việc Liên minh châu Âu thúc đẩy tái chế các nguồn tài nguyên cũng có thể làm giảm căng thẳng cung cầu. Sanshiro Fukao, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Itochu cho biết việc tạo ra một hệ thống tái chế hiệu quả trong ngành công nghiệp pin của EU sẽ thúc đẩy tái sử dụng các loại kim loại này và giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

Bài toán pin với Vingroup sẽ được giải thế nào?

Không chỉ thiếu chip, giá nguyên liệu sản xuất pin lithium tăng cao ảnh hưởng ra sao đến tham vọng xe điện của Vingroup? - Ảnh 3.

Kế hoạch ra mắt sản phẩm xe điện của Vingroup

Tại Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đang tập trung chiến lược vào phát triển xe điện, dự kiến cho ra mắt hai mẫu ô tô vào năm 2022.

Trong năm nay, VinFast đã mở văn phòng đại diện trên toàn cầu, cùng với việc đẩy mạnh truyền thông và nhận đặt hàng trước. Tính đến hết tháng 7, Vingroup cho biết đã bán trước 25.000 xe mẫu VF e34

Theo ông Phạm Nhật Vượng, VinFast có kế hoạch bán hàng trăm nghìn xe tại thị trường Mỹ vào năm 2026. Năm 2022 công ty cũng dự định bán 56.000 chiếc, tuy nhiên do thiếu chip, VinFast phải giảm kế hoạch xuống 15.000 chiếc.

Chiến lược của VinFast là cạnh tranh trực tiếp với xe xăng. Theo ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup sẽ chuyển việc sở hữu pin của khách hàng sang sở hữu của tập đoàn. Công ty con VinSmart sẽ tập trung vào sản xuất pin và dịch vụ cho thuê. Mô hình này sẽ tính tiền thuê pin và tiền nạp điện, thu bằng đúng chi phí khách hàng phải trả cho xăng. Khách hàng thay vì mua pin, họ sẽ mua một chiếc xe có pin sẵn và trả tiền cho mỗi lần sạc.

Như vậy, dựa trên điều kiện thị trường như hiện tại, kế hoạch phát triển xe điện của Vingroup không chỉ đối mặt với rủi ro thiếu chip và còn là giá nguyên liệu sản xuất pin tăng cao.

Từ năm 2019, việc sản xuất pin của VinFast được đảm nhiệm bởi liên doanh với LG – Chem (Hàn Quốc) một trong những nhà sản xuất pin lithium – ion lớn nhất thế giới. Liên doanh do VinFast sở hữu 65% và LG – Chem nắm 35% còn lại.

Tuy nhiên mới đây, Vingroup quyết định thành lập thêm CTCP Giải pháp Năng lượng VinES vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng tập trung vào việc sản xuất pin. Động thái này để ngỏ khả năng Vingroup đang lên kế hoạch phát triển công nghệ pin cho riêng mình nhằm phục vụ phát triển chiến lược xe điện lâu dài, nếu như không muốn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thị trường quốc tế.

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
20 phút trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
33 phút trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
10 phút trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
20 phút trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Báo Mỹ mong chờ sự thể hiện của VF 3 tại các thị trường quốc tế
33 phút trước
Kỷ lục 28.000 cọc mẫu xe VF 3 chỉ trong 66 giờ đã gây ấn tượng với truyền thông quốc tế, điều này hứa hẹn mẫu mini SUV nhà VinFast trở thành “bom tấn” tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.