Không phải xung đột Mỹ - Trung, trật tự thế giới mới sẽ được quyết định bởi kết quả cuộc xung đột giữa 3 hệ thống này

11/07/2019 11:59
Nhiều CEO đặt cược rằng các công ty chứ không phải là các quốc gia sẽ dẫn dắt trật tự thế giới mới, bởi vì những ông lớn công nghệ giờ đã có quy mô và quyền lực nhiều hơn cả 1 quốc gia.

Sau khi cuộc gặp bên lề hội nghị G20 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump phát đi những tín hiệu tích cực, thị trường tài chính quốc tế đã mong chờ một thỏa thuận thương mại để kết thúc cuộc thương chiến đã kéo dài hơn 1 năm qua. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp không tin vào điều đó. Họ đang bận rộn chuẩn bị cho một trật tự thế giới mới, mà nhiều người tin rằng trong đó sẽ không chỉ có xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà là sự xung đột của 3 hệ thống: hệ thống dân chủ phương Tây, hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước và hệ thống tự do trực tuyến (cyber – libertarianism).

Nói theo cách dễ hiểu hơn, đó là "đồng thuận Washington", "đồng thuận Bắc Kinh" và "đồng thuận Zuckerberg" (đặt tên theo nhà sáng lập của mạng xã hội Facebook). Thuật ngữ "đồng thuận Bắc Kinh" xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách The Beijing Concensus xuất bản năm 2004 của tác giả Joshua Cooper Ramos, một nhà khoa học trẻ tại Trung tâm Chính sách đối ngoại ở Anh. Cụm từ này ám chỉ mô hình phát triển của Trung Quốc, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong cả việc sở hữu và thử nghiệm các định chế nhưng cũng không ghét bỏ sở hữu tư nhân mà còn ủng hộ thị trường tự do.

Ngược lại, "đồng thuận Washington" đại diện cho mô hình phát triển của Mỹ, cho rằng sở hữu tư nhân, mở cửa kinh tế, cải cách (tự do hoá) hệ thống tài chính, ổn định vĩ mô, và tự do hoá chính trị là cốt yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nói cách khác nhà nước can thiệp ở mức ít nhất có thể vào nền kinh tế.

Mới mẻ hơn cả, hệ thống "đồng thuận Zuckerberg" thể hiện tầm ảnh hưởng sâu sắc của công nghệ lên đời sống xã hội hiện đại.

Những chủ doanh nghiệp tham dự một hội thảo do công ty tư vấn AT Kearney tổ chức gần đây đều đồng ý rằng "đồng thuận Washington" đang bị đe dọa, và phần lớn thế giới đang đổ lỗi cho các doanh nghiệp lớn, với những chính trị gia thường xuyên chỉ trích các doanh nghiệp lớn để ghi điểm trong mắt cử tri trong lúc làn sóng chủ nghĩa dân túy dâng cao. Và họ nhất trí rằng cần phải có 1 mô hình ưu việt hơn để có thể thay đổi tình hình.

Tất nhiên chúng ta sẽ không quay trở lại với mô hình thị trường tự do của những năm 1990. Xung đột thương mại Mỹ - Trung chỉ là khởi đầu của 1 cuộc chạm trán giữa hai hệ tư tưởng, với quy mô lớn hơn nhiều, được dự báo sẽ kéo dài hàng chục năm và sẽ chia đôi thế giới. Mô hình mà Trung Quốc đang áp dụng mang đến cả sự hoài nghi và ghen tị. Trái với tầm nhìn xa của Bắc Kinh, nhiều CEO phương Tây than phiền về những áp lực họ phải đối mặt từ kết quả kinh doanh quý yếu kém và sức ép ngày càng tăng từ các nhà đầu tư chủ động.

Tuy nhiên, cũng có một số CEO ở các nước đang phát triển bày tỏ sự lo ngại về cái giá mà họ phải trả nếu muốn độc lập với chủ nghĩa trọng thương của Bắc Kinh. Ngay cả các CEO của châu Á cũng có những quan điểm trái ngược. Một số cảm thấy việc nhà nước can thiệp quá mạnh tay vào thị trường sẽ khiến nền kinh tế méo mó và sớm đổ vỡ, trong khi một số khác tin rằng sáng kiến Một vành đai một con đường của ông Tập Cận Bình sẽ là nền tảng của một trật tự thế giới hoàn toàn mới có lợi cho cả phương Đông và phương Tây. Dẫu vậy, gần như tất cả mọi người đều nhận thấy sự cần thiết phải hiểu về Trung Quốc rõ hơn nữa.

Sự kiện Facebook ra mắt đồng tiền kỹ thuật số Libra đã trở thành một chủ đề nóng. Nhiều CEO đặt cược rằng các công ty chứ không phải là các quốc gia sẽ dẫn dắt trật tự thế giới mới, bởi vì những ông lớn công nghệ giờ đã có quy mô và quyền lực nhiều hơn cả 1 quốc gia và có thể sử dụng những yếu tố này để tác động mạnh đến các "công dân" vốn phần đa là những người trẻ thành thạo công nghệ không còn dành nhiều niềm tin cho các định chế truyền thống.

Trong khi một số người đưa ra những số liệu thống kê cụ thể để chứng minh rằng không ít người trẻ tin vào tiền số nhiều hơn là những sàn giao dịch chứng khoán truyền thống, Ngân hàng Thanh toán quốc tế và Giám đốc IMF Christine Lagarde (người vừa được đề cử vào vị trí Chủ tịch NHTW Châu Âu ECB) lại lo ngại về mối đe dọa mà fintech đem đến cho hệ thống tài chính toàn cầu. Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ cho rằng Libra chỉ là bước đi đầu tiên vào những lĩnh vực mà các chính phủ (ít nhất là ở phương Tây) không thể tác động. Một vị CEO chỉ ra rằng các chính phủ tự do dân chủ ở phương Tây đơn giản là không thể chuyển động đủ nhanh để bắt kịp với công nghệ.

Số liệu thống kê cho thấy Mỹ vẫn đang chiếm thế thượng phong trong ngành công nghệ, với các công ty công nghệ Mỹ chiếm 70% tổng vốn hóa thị trường của giới công nghệ. Các công ty châu Á chiếm 27%, trong khi tỷ lệ của châu Âu chỉ ở mức khiêm tốn 3%. Nhìn vào con số này, có thể nói Mỹ mạnh hơn Trung Quốc. Nhưng giống như 1 CEO phát biểu tại hội nghị: "quốc gia chỉ liên quan nếu như họ có thể đánh thuế công ty đó". Và tất nhiên là không dễ đánh thuế đầy đủ các công ty công nghệ.

Tin mới

Chuyên gia xe quốc tế hội tụ tại sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8"
10 giờ trước
Sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8" do VinFast tổ chức ngày 17-18/5 tại TP.HCM không chỉ là dịp để người dùng trong nước trực tiếp lái thử mẫu SUV điện, mà còn là cơ hội hiếm hoi để giao lưu cùng loạt tên tuổi nổi bật trong ngành xe Đông Nam Á.
Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
3 giờ trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
4 giờ trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.
Cả lô xe Nga, chiếc đắt nhất chỉ từ 390 triệu: "Nếu bền với ăn xăng ít thì chạy đầy đường"
5 giờ trước
Cách đây không lâu, những chiếc xe Lada đã chính thức cập cảng tại Việt Nam sau 28 năm vắng bóng.
CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
5 giờ trước
Vào ngày 23/5, CMC Telecom sẽ tham dự Vietnam Security Summit 2025, sự kiện an ninh mạng thường niên hàng đầu Việt Nam, quy tụ hơn 1.000 chuyên gia và 50 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
1 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
1 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
2 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.
HOT: VinFast bất ngờ khoe hình ảnh mẫu xe điện mới cứng, chốt lịch ra mắt ngay ngày mai
13/05/2025 08:26
Mẫu xe điện này sẽ chính thức được VinFast công bố tới thị trường trong 24 giờ tới.