Kinh tế xuống đáy 'chữ U' và nỗi lo lỡ nhịpicon

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, hàng trăm nghìn DN gặp khó khăn khi khởi động lại sản xuất kinh doanh sau giãn cách. Bị thiếu dòng tiền, thiếu đầu ra trong khi chi phí đầu vào tăng.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, hàng trăm nghìn DN gặp khó khăn khi khởi động lại sản xuất kinh doanh sau giãn cách. Bị thiếu dòng tiền, thiếu đầu ra trong khi chi phí đầu vào tăng.

 

Dịch Covid-19 tác động nặng nề đến kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong năm 2021. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 11 tháng đầu năm 2021, có hơn 52.000 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, gần 39.500 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 14.900 DN hoàn tất thủ tục giải thể. Bình quân một tháng có gần 9.700 DN rút khỏi thị trường.

Xuống đáy “chữ U”

Theo TS - chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay chỉ khoảng 2,5%, thấp hơn mức tăng trưởng 2,9% của năm 2020, thể hiện nền kinh tế đang nằm ở dưới đáy, với đồ thị tăng trưởng theo hình “chữ U”. Đây là vấn đề rất đáng quan ngại. Trong khi đó, các gói hỗ trợ kích thích kinh tế tính theo GDP hai năm nay chỉ bằng một nửa mức trung bình của thế giới, thậm chí chỉ bằng 1/3.

Kinh tế xuống đáy 'chữ U' và nỗi lo lỡ nhịp
Nhiều DN bị thiếu dòng tiền, thiếu đầu ra, trong khi chi phí đầu vào tăng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng có nhìn nhận tương tự. Ông cho rằng, những hỗ trợ của Chính phủ cho cả nền kinh tế trong hai năm 2020-2021 còn khiêm tốn.

Về quy mô gói hỗ trợ của các quốc gia trên thế giới, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, bình quân các nước phát triển là 16% GDP, các nước có thu nhập trung bình cao là 15% GDP, các nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam là 7,7%. Trong khi đó, riêng Việt Nam gói hỗ trợ chỉ khoảng 4% GDP, con số này so với các nước tương đồng thì vẫn còn khiêm tốn.

Không chỉ vậy, Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào tháng 8/2021 cho thấy, các gói hỗ trợ tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; gói hỗ trợ tiền tệ với trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng và gói hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội đã thực hiện còn rất nhiều khoảng cách so với nhu cầu thực tế.

Tổng hợp kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ qua từng giai đoạn, VCCI cho rằng một số chính sách như gia hạn đóng thuế thu nhập DN, gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng nhìn chung dễ tiếp cận hơn cả. Tuy nhiên, giảm thuế thu nhập cho DN nhỏ và vừa không giúp được gì cho những DN bị thua lỗ. Việc giãn thuế giá trị gia tăng cũng không có tác dụng gì với các DN phải đóng cửa, ngừng hoạt động, không có doanh thu.

Gói hỗ trợ về vốn và tín dụng, rất ít DN tiếp cận được. Còn gói cho vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động được đánh giá là chính sách khó tiếp cận nhất. Các DN đã từng lập hồ sơ vay vốn ưu đãi, để trả lương cho người lao động năm 2020, đều không muốn tiếp tục vay gói hỗ trợ này vì thủ tục quá nhiêu khê, trong khi số tiền được phép vay không nhiều.

Nỗi lo chậm nhịp

Nếu chúng ta không có các chương trình kích thích tài khóa, tiền tệ đặc biệt đủ mạnh và sớm, với bối cảnh như hiện tại, sẽ rất khó khăn. Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022 chỉ tăng trưởng ở mức 4-4,5%, chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định.

Kinh tế xuống đáy 'chữ U' và nỗi lo lỡ nhịp
Kinh tế đi xuống, Việt Nam đang lạc nhịp với thế giới.

Kinh tế năm nay tăng trưởng thấp hơn so với năm 2020, đang ở đáy chữ U. Tất cả đều đồng tình cần có những gói hỗ trợ, nhưng hỗ trợ cụ thể thế nào vẫn chưa rõ ràng. Vẫn chỉ đang bàn tính một cách rất thong thả và bình tĩnh, TS. Trần Đình Thiên nhận xét.

PGS Trần Hoàng Ngân cho biết, tại rất nhiều hội thảo, bàn tròn, hội nghị,... có ý kiến kiến nghị là Chính phủ cần sớm trình Quốc hội gói hỗ trợ mới, với quy mô đủ lớn để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhưng hiện chưa thấy đâu.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, nhiều quốc gia đã đưa ra các gói giải pháp hỗ trợ rất lớn và sớm vì vậy mà kinh tế đi lên. Kinh tế thế giới đang tăng tốc, trong khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bị chậm lại. Nếu năm 2022 mới đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, khi các nước đã thực hiện xong rồi, thì rất dễ bị lỡ nhịp.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, cho rằng, dư địa để Việt Nam thực hiện những gói cứu trợ và phục hồi nền kinh tế vẫn còn nhưng dư địa về thời gian không còn nhiều. Khi các quốc gia đã đi vào chu kỳ phục hồi mà Việt Nam mới bắt đầu đưa ra các chính sách thì sẽ muộn. Áp lực về lạm phát tăng, nếu không nhanh cả về việc ra chính sách và thực hiện, càng chần chừ thì dư địa thời gian càng bị thu hẹp lại.

Theo chuyên gia Trần Đình Thiên, năm hết Tết đến, đây là một cơ hội để kích cầu cho thị trường trong nước mà Chính phủ vẫn chưa có chương trình hành động nào. Bỏ qua thời cơ rất thuận tiện để tăng cầu nền kinh tế, kích thích DN sản xuất, kinh doanh thì nguy cơ bị lỡ nhịp là rất rõ ràng.

Trần Thủy

Tin mới

Sầu riêng Bình Phước chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
10 giờ trước
Hai tháng qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bất ngờ chuyển sang tình trạng rụng lá, khô cành và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Tin vui: "Cục gạch huyền thoại" của Nokia tái xuất sau 25 năm - Một thứ rất được yêu thích cũng trở lại
10 giờ trước
Nokia 3210 phiên bản mới ra đời nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25, làm lại từ thiết bị được ví như chiếc "điện thoại di động" đầu tiên mà hầu như mọi người đều sở hữu.
'Muốn không bị 'đâm sau lưng', đừng vội mua iPhone, Samsung Galaxy và các flagship mới ra mắt'
9 giờ trước
Lý do được Sohu (Trung Quốc) đưa ra thật sự thuyết phục.
Bi hài Starbucks: Giảm doanh số lần đầu tiên kể từ năm 2020, thương hiệu cà phê 100.000 đồng đổ lỗi tại... 'quá đông nên khách bỏ về' còn CEO thì bị người tiền nhiệm ‘đưa vào thế bí’
8 giờ trước
Người kế nghiệp của CEO huyền thoại Howard Schultz tại Starbucks đã có pha biện minh "đi vào lòng đất" trước các cổ đông. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một "nỗi đau không ai biết" khi bị chính người tiền nhiệm đặt vào thế bí.
Bán 800 ly nước mía/ngày, bã mía chất cao như đống rơm: Các hàng nước giải khát ở TP.HCM "hốt bạc" giữa mùa nóng
8 giờ trước
Trước thời tiết nắng nóng như hiện tại ở TP.HCM, rất nhiều hàng nước giải khát như nước mía, nước dừa tắc... phải hoạt động hết công suất để phục vụ khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu Việt đằng sau những chiếc áo đấu của đội huyền thoại Brazil trong chuyến du đấu Việt Nam
6 giờ trước
Chuyến du đấu của đội bóng huyền thoại Brazil đến Việt Nam đã để lại những dư âm cực kỳ tốt đẹp với NHM và có thể là nơi “chắp cánh” cho ước mơ vươn ra quốc tế của một thương hiệu Việt.
Chỉ có thể là Bill Gates: 7 năm trước đã thấy trước một trật tự thế giới mới với các 'đặc vụ AI' kiến thức siêu nhiên như ChatGPT - một tay sau màn đưa Microsoft thành công ty 3.000 tỷ USD
4 giờ trước
Các nguồn tin nội bộ cho hay nếu như CEO Satya Nadella được xem là người lát những viên gạch vàng cho công trình Microsoft trị giá 3.000 tỷ USD thì Bill Gates vẫn liên tục là người xây móng cho công trình đó.
Phản ứng của người dân TP HCM khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4
4 giờ trước
Hóa đơn tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân trên địa bàn TP HCM tăng đến 40%-50%, thậm chí tăng gấp đôi so với tháng trước.
Triệt phá kho hàng Thái Lan giả: Thu hơn 2 tấn hóa chất, tem vỏ, 10.000 can nước giặt, nước rửa bát...
3 giờ trước
Lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng “chuộng” dùng hàng ngoại là hàng Thái Lan, các đối tượng đã thuê nhà xưởng, thành lập công ty để sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả để tiêu thụ.